Áp dụng mô hình hợp tác Đa phương 1 Vận dụng Mô hình Hiệp ước Nam Cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 93 - 95)

- Quần đảo Hoàng Sa: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc hiện đang chiếm

3.3.2 Áp dụng mô hình hợp tác Đa phương 1 Vận dụng Mô hình Hiệp ước Nam Cực

3.3.2.1. Vận dụng Mô hình Hiệp ước Nam Cực

Đây là sáng kiến của hai học giả người Mỹ là Douglas Johnston và Mark Valencia đề xuất dựa trên mô hình Hiệp ước Nam Cực [10, tr.346].

* Một số nội dung chính của Hiệp ước Nam Cực

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người ta đã quyết định lập một cơ chế quản lý việc khai thác tài nguyên ở Nam Cực. Năm 1959, có 12 quốc gia đã ký tham gia hiệp ước, cho tới nay có 49 quốc gia tham gia ký kết. Theo Hiệp ước, các bên cùng

nhau lập ra một cơ quan quyền lực quốc tế có chức năng quản lý chung các hoạt động được quy định cụ thể trong Hiệp ước. Hai nguyên tắc được ghi nhận trong Hiệp ước là:

- Thể chế hóa các hoạt động hợp tác trong khu vực;

- Thiết lập một khu vực phi quân sự giúp thúc đẩy các hoạt động hợp tác và làm đông cứng (gác lại) các tuyên bố đòi hỏi về chủ quyền.

Thành viên cơ quan quyền lực này được xây dựng trên cơ sở thành viên của các nước có tranh chấp trực tiếp và các nước có quyền lợi liên quan. Hiệp ước cũng đưa ra một số quy định khác như Nam Cực sẽ luôn là lục địa trung lập về chính trị; thiết lập quyền được tự do nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường; yêu cầu tất cả các nước ký hiệp định phải tôn trọng và bảo tồn sinh học…

* Quan điểm vận dụng của hai học giả người Mỹ là Douglas Johnston và Mark Valencia vận dụng mô hình Nam cực vào quần đảo Trường Sa:

- Một số điểm được cho là tương đồng nhất định giữa Trường Sa và Nam Cực để có thể vận dụng mô hình như: các đảo ở quần đảo Trường Sa không tồn tại một đời sống kinh tế riêng; đều là khu vực được đánh giá là có tiềm năng lớn về dầu khí; có nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền…

- Đề xuất của hai học giả Douglas Johnston và Mark Valencia bằng việc các bên tranh chấp ở Biển Đông nên ký kết một Hiệp ước về Biển Đông để thiết lập một cơ chế quản lý đa phương nhằm mục đích xây dựng lòng tin, tiến tới thỏa thuận các lĩnh vực KTC theo quy định tại Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Các bên tham gia Hiệp ước sẽ tạm thời dừng các tuyên bố về chủ quyền, từ bỏ việc sử dụng vũ lực, không gắn vấn đề Biển Đông với mục đích chính trị khác để xây dựng một “tiếng nói chung” trong việc khai thác tài nguyên.

Có thể vận dụng một số nội dung trong Hiệp ước quản lý các hoạt động tài nguyên, khoáng sản Nam Cực (CRAMRA) cho quần đảo Trường Sa như sau:

+ Ngừng việc không nêu hoặc không cần công nhận yêu sách chủ quyền của các bên (mặc dù không bên nào yêu cầu các bên phải rút bỏ yêu sách chủ quyền của mình);

+ Phi quân sự hóa trong thời gian nhất định (ở Nam Cực là 05 năm);

+ Thiết lập cơ chế quản lý chung việc khai thác ngồn tài nguyên. Theo đó, các bên sẽ thành lập một cơ quan quản lý chung với việc cho phép các công ty tư nhân, nhà đầu tự tham gia khai thác tài nguyên. Ủy ban tài nguyên sẽ được xây dựng trên cơ sở thành viên của quốc gia có tranh chấp trực tiếp với thành viên của quốc gia có yêu sách liên quan để cân bằng lợi ích giữa các bên. Việc phân chia lợi nhuận sẽ được các quốc gia thỏa thuận trên nguyên tắc công bằng gữa việc đóng góp đối với khai thác tài nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)