Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia Châu Mỹ a Một số thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 54 - 56)

b. Một số thỏa thuận hợp tác KTC nghề cá điển hình của Châu Âu

2.2.2. Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia Châu Mỹ a Một số thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí điển hình

a. Một số thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí điển hình

Cho tới nay, khu vực Châu Mỹ chưa có các hiệp định về KTC dầu khí riêng lẻ mà KTC dầu khí được lồng ghép vào các hiệp định phân định đường ranh giới quốc gia trên biển. Đa số chưa diễn ra các hoạt động hợp tác KTC, các bên mới chỉ xác định khu vực tiềm năng cho hoạt động KTC sau này [10, tr.228].…

* Hiệp định giữa Mê-hi-cô và Hoa Kỳ về phân định TLĐ ở phía Tây vịnh Mê-hi-cô ngày 09/6/2000

Đây là Hiệp định phân định biên giới trên biển trong khu vực tranh chấp vùng Westerm Gap. Theo Hiệp định thì 40% khu vực này sẽ thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ, 60% còn lại thộc chủ quyền Mê-hi-cô. Hai bên thỏa thuận quy định một vùng đêm chung, là vùng nằm trên đường phân định ranh giới cách đều về phía mỗi bên, vùng đệm này có chế độ pháp lý đặc biệt và được áp dùng trong 10 năm. Vùng đêm này chưa được coi là vùng KTC, tuy nhiên nếu cần thiết có thể dẫn tới hoạt động KTC sau này…

Hiệp định quy định Luật áp dụng là luật của mỗi quốc gia đối với phần TLĐ thuộc vùng được xác định theo đường ranh giới. Hai quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau, tạo điều kiện, cho phép các hoạt động nghiên cứu địa chất, địa mạo thuộc địa phân bên kia ranh giới nhằm xác định khả năng tồn tại mỏ dầu khí xuyên biên giới. Nếu một bên phát hiện mỏ dầu ở khu vực này thì có nghĩa vụ thông báo cho bên kia. Sau thời hạn 10 năm, các bên có nghĩa vụ thông báo cho nhau về các quyết định cấp, nhượng quyền hoặc cho thuê quyền khai thác của mình trong khu vực phân định.

Hai bên thống nhất việc Giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán hòa bình. Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh trong quá trình giải thích, áp dụng Hiệp định đều phải giai quyết bằng con đường đàm phán hòa bình giữa các bên, hoặc bằng bất cứ biện pháp nào do hai bên thỏa thuận.

* Tuyên bố chung giữa Acgentina và Anh ngày 27/9/1995

Hai bên thống nhất thiết lập một vùng hợp tác KTC đặc biệt (Special Area) trong việc thăm dò và khai thác khí Hydrococbon ở phía Tây Nam các hòn đảo.

Hai quốc gia thiết lập một Ủy ban chung (Jiont Commission) bao gồm các đại diện của hai quốc gia, đây là cơ quan duy nhất thực hiện quản lý vùng KTC và thực hiện các nhiệm vụ mà hai nước thống nhất giao cho.

Nhiệm vụ của Ủy ban: Về điều hành các hoạt động hợp tác, Uỷ ban đệ trình chính phủ hai nước các khuyến nghị về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường vùng Tây Nam Atlantic, thúc đẩy các hoạt động thăm dò Hidrocacbon. Trong vùng KTC được các bên thống nhất chia thành 06 vùng nhỏ (mỗi vùng có diện tích khoảng 3.500 km²), mỗi vùng KTC được Ủy ban lập ra một Tiểu ban quản lý từng vùng riêng biệt.

Giải quyết tranh chấp: Tuyên bố chung quy định giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Mô hình KTC này đã được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn áp dụng vì có nhiều đặc điểm ưu việt: Tuyên bố chung này đã thành lập một khu vực đặc biệt trong vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa hai quốc gia (ở nơi chưa có đường ranh giới phân định); các thỏa thuận đạt được trong Tuyên bố chung không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của mỗi bên, cũng như quyền chủ quyền của mỗi bên đối với các vùng biển đảo tranh chấp, không ảnh hưởng đến việc đàm phán cuối cùng về phân định đường biên giới trên biển sau này.

Tuyên bố chung là một thỏa thuận về KTC với tư cách là một giải pháp tạm thời trong vùng biển mà các bên yêu sách về chủ quyền. Đặc biệt, Tuyên bố chung này không tạo ra một vùng biển có quy chế pháp lý chung của hai bên mà các hoạt động trong khu vực Tuyên bố chung đề cập vẫn thuộc quyền Tài phán riêng biệt của mỗi quốc gia, Ủy ban chung quản lý khu vực KTC đặc biệt này hoạt động chủ

yếu là như một đơn vị mang tính tư vấn cho hai quốc gia, hoạt động của Ủy ban chủ yếu đưa ra các khuyến nghị, đề xuất các giải pháp…

* Hiệp định giữa Venezuaela với Trinidad và Tobago ngày 18/4/1990

Hai nước thống nhất ký Hiệp định phân định biển tổng hợp gồm vùng biển Nội thủy, vùng ĐQKT, TLĐ giữa hai nước.

Trong hiệp định đề cập đến việc khả năng phát hiện một khu vực tài nguyên, khoáng sản chung nằm ở khu vực biên giới phân định trong hiệp định: Nếu tồn tại một mỏ dầu, khí ga nằm vắt ngang qua đường phân định mà một phần hoặc toàn bộ mỏ có thể khai thác được từ một bên đường phân định thì hai quốc gia sẽ đàm phán và đi đến các thỏa thuận về khai thác chung dầu và khí ga với nguyên tác phân chi theo tỉ lệ các chi phí và lợi nhuận có được.

Hai bên cũng thống nhất thiết lập một Ủy ban chung chịu trách nhiệm về đường phân định và các hoạt động liên quan như bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp…

Căn cứ Hiệp định, năm 2003 hai nước đã ký Nghị định thư thiết lập vùng KTC về dầu lửa tại khu vực mỏ Loran nằm xuyên đường ranh giới phân định biển. Năm 2007, hai nước ký thỏa thuận về phân chia trữ lượng dầu mỏ trong khu vực mỏ Loran, hai bên xác định 73% tương đương với 7,3 trillion cubic feet (Tcf) hay tương đương 109m³ của mỏ thuộc về TLĐ của Venezuaela, 23% còn lại thuộc về Trinidad và Tobago.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)