GIỚI THIỆU VỀ TINH DẦU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.5. GIỚI THIỆU VỀ TINH DẦU

1.5.1. Khái niệm tinh dầu

Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Ở nhiệt độ thường, hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ một số lọại tinh dầu nặng hơn nước như Cinnamon, Lilac…), khơng tan hoặc tan rất ít trong nước, có vị cay và ngọt, nóng và có tính sát trùng mạnh.

Thành phần hóa học của tinh dầu gồm các terpen và những dẫn xuất chứa oxy của tecpen (như alcol, aldehyde, xeton…). Mặc dù có nhiều cấu tử như vậy nhưng thường người ta chỉ cần một vài cấu tử chính có giá trị và mùi đặc trưng trong tinh dầu đó [11-12].

Bảng 1. 1. Một số hợp chất chính hay gặp trong thành phần tinh dầu

Nhóm Các chất

Hidrocarbon Carbua terpennic (chiếm nhiều nhất): limonen, pinen, camphen, carryophyllen, sylvestren...

Alcol

Alcol metylic, alcol etylic, alcol cinnamic, citronellol, geraniol, linalool, bocneol, tecpineol, mentol,

cineol... Phenol và ete

phenolic Anetol, eugenol, safrol, apiol, tymol... Aldehyt Aldehit benzoic, cinnamic, sakyxilic, citral,

citronellal...

Ceton Menton, Campho, Thuyon...

Acid (dưới dạng este) Acid Axetic, butyric, benzoic, namic, fomic, salyxilic,...

Cumarin Becgapten, onbelliferon… Hợp chất chứa

sunfua, nitơ, halogen

Tinh dầu có sunfua trong các họ cây thuộc họ chữ Thập (Cruciferae).

1.5.2. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi

Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu như một số loại cây cây có múi họ Citrus gồm D-Limonene, a-pinen, linalool, greaniol, citral [13]… Ngoài ra, vỏ Bưởi cịn chứa nhiều flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin… có tác dụng bảo vệ thành mao mạnh, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn; Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp [14]. Một số người cịn dùng vỏ ngồi quả Bưởi xoa trên da dầu để kích thích lỗ chân lơng phịng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc. Chính vì vậy người ta đã ứng dụng vỏ bưởi trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm để sản xuất ra những loại tinh dầu phục vụ cho nhu cầu con người. Tinh dầu vỏ bưởi hiện nay rất phổ biến trong dược phẩm và đặc biệt là mỹ phẩm. Chúng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và sức khỏe của con người. Mùi hương của tinh dầu bưởi thanh tao giúp giải cảm, thư giãn, giảm stress. Tinh dầu bưởi có trong dầu massage giúp tan mở, cân bằng yếu tố dinh dưỡng cho da, chống lại sự lão hóa. Đặc biệt cịn kích thích mọc tóc, giúp tóc dài và mượt, chống hối và rụng tóc.

Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi điều có chứa tinh dầu nhưng phần lớn tinh dầu thường tập trung nhiều nhất tròn vỏ bưởi. Trong vỏ tinh dầu sẽ được lưu trữ ở túi tiết tinh dầu.

1.5.3. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ chanh

Tinh dầu chanh được ứng dụng rộng rãi trong các ngành thực phẩm (như sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, đồ hợp, gia vị…), dược phẩm, hương hiệu… Các cấu phần dễ bay hơi trong tinh dầu chanh đóng vai trị hàng đầu trong công nghệ sản xuất các loại nước hoa và xà phòng thơm nổi tiếng trên thế giới như nước hoa English Lavander, Chanel No.5. Trong các loại nước giải khát có gas, các loại thức uống nhẹ điều không thể thiếu được mùi vị của

tinh dầu chanh, tinh dầu chanh cũng được sử dụng như một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm dưỡng da, giữ ẩm da…

Tinh dầu vỏ chanh và lá chanh [15, 16] chứa limonen, citral là tiền chất quan trọng để bán tổng hợp ra các chất có giá trị hơn trong ngành hương liệu carvon, ionon… tinh dầu Chanh cũng được sử dụng trong sản phẩm gia đình như nước rửa chén, nước khử mùi…

1.5.4. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ Cam

Vỏ cam chứa tinh dầu, thành phần chính là D-Limonen (90%), decylicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, terpineol, alcol nonylic, cịn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic [17].

Trong tinh dầu họ Citrus ngồi các hợp chất chính là terpen cùng một số hợp chất khác thuộc nhóm sesquiterpen trong tinh dầu của nhiều loại cam, chanh, qt cịn có một số hợp chất chứa oxigen (aclo, adehit, ester) [18]. Các hợp chất chứa oxigen dễ hịa tan trong nước và rượu có độ cồn thấp đồng thời có vị mát dịu, hấp dẫn của hoa quả tươi. Do đó được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nước hoa, kem đánh răng, xà phòng thơm, dầu chải tóc, nguyên liệu dược phẩm và thực phẩm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 29)