Phổ GC-MS của tinh dầu từ vỏ chanh không hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 95)

Bảng 3. 5. Thành phần hóa học của tinh dầu chanh

STT R.T (min) Thành Phần Tỉ lệ (%) 1 7.010 β-Thujene 0.518 2 7.240 α-Pinene 2.003 3 8.966 Sabinen 1.527 4 9.070 β-Pinene 11.016 5 9.907 β-Myrcene 0.891 6 11.109 α-Terpinen 0.349 7 11.559 p-Cymene 0.708 8 11.862 D-Limonene 61.347 9 13.504 γ-Terpinene 14.486 10 15.209 Cyclohexene 0.575 11 20.228 Terpineol 0.226 12 20.908 α-Terpineol 0.464 13 23.093 β-Citral 1.572 14 24.254 α-Citral 1.743

15 27.443 Neryl (S)-2-methylbutanoate 0.486

16 28.196 β-Elemene 0.119

17 28.991 Caryophyllene 0.453

18 29.493 α-Bergamotene 0.836

19 31.532 β-Bisabolene 0.682

Tinh dầu thu được trên thiết bị chưng cất trực tiếp với nước với các điều kiện vận hành như: 100g vỏ chanh được nghiền trong 300g nước chưng cất, hệ thống hoạt động ở 130oC trong 129 phút. Thành phần bay hơi trong tinh dầu vỏ chanh được thể hiện ở sắc ký đồ hình 3.20 và kết quả bảng 3.5. 100% các hợp chất đã được xác định, trong đó 19 thành phần đã được tìm thấy. Dựa trên bảng 3.5 và hình 3.20, có thể thấy rằng các thành phần chiếm nồng độ cao trong tinh là hydrocacbon monoterpene như D-Limonene (61,347%), γ-Terpinene (14,486%), β-pinene (11,016%), α-Pinene (2,003%), α-Citral (1,743%), β-Citral (1,572%). Sự chiếm ưu thế của các thành phần này được tìm thấy trong nghiên cứu của Pino và Rosado [91], các tác giả cho thấy rằng trong tinh dầu chanh không hạt C. latifolia có Limonene (55,6%) như

thành phần chính, tiếp theo là α-terpineol (6,6%), ρ-cymene (8,6%) and β- pinene (5,7%).

Sự phong phú về các hợp chất dễ bay hơi trong tinh dầu có thể là do sử dụng các kỹ thuật chiết xuất khác nhau. Bên cạnh đó, thành phần của tinh dầu còn phù thuộc vào điều kiện sinh trưởng và thời gian thu hoạch [91]. Sự hiện diện của các thành phần hoạt tính sinh học khác nhau quyết định nhiều hoạt động sinh học khác nhau, điển hình là hoạt tính kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến các nhóm vi sinh vật khác nhau, do đó góp phần vào chất lượng của tinh dầu.

3.4.3. Thành phần hóa học của tinh dầu bưởi da xanh

Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ bưởi được đánh giá bởi phương pháp sắc ký khí khối phổ. Được xác định bằng cách so sánh thời gian lưu tương đối và khối phổ của các thành thành tinh dầu với mẫu xác thực và thư viện dữ liệu NIST. Các loại tinh dầu họ Citrus thường được đặc trưng bởi sự chiếm ưu thế của một hoặc hai chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)