GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GỐC TỰ DO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.8. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GỐC TỰ DO

Sự oxy hóa là q trình diễn ra trong cơ thể mà chủ yếu tại ty thể khi phân tử oxy được sử dụng để chuyển hóa tạo năng lượng ATP, trong đó electron được chuyển sang chất oxy hóa, kết quả của q trình này tạo nên các gốc hoạt động như ROS, RNS,...

Một phân tử hay nguyên tử mang một hoặc nhiều hơn một electron không bắt cặp trong orbitan, những ngun tử và phân tử này khơng bền vững có xu hướng lấy điện tử của một nguyên tử phân tử khác chúng được gọi là gốc tự do.

Gốc tự do được tạo ra thơng qua các q trình trong cơ thể mà chủ yếu là q trình hơ hấp. Ngồi ra, nó có thể được tạo ra bởi sự tác động của một số yếu tố bên ngồi như tia X, tia UV, các chất hóa học,... Có 3 kiểu gốc tự do điển hình là gốc oxy hóa oxy (ROS), gốc oxy hóa nitrogen (RNS) và gốc oxy hóa lưu huỳnh.

Chất kháng oxy hóa là những chất có khả năng tác động dẫn đến kìm hãm sự hình thành của gốc tự do, trung hịa các gốc tự do bằng cách oxy hóa chính nó. Có hai hệ thống kháng oxy hóa là hệ thống kháng oxy hóa nội tại và hệ thống kháng oxy hóa được bổ sung bên ngồi. Kháng oxy hóa bằng cách bổ sung: thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa, đây là một yếu tố quan trọng nhằm phần nào ngăn ngừa chũng như ngăn chặn q trình oxy hóa diễn ra đồng thời cũng như hạn chế q trình stress oxy hóa trong cơ thể. Một số chất cơ thể có khả năng tự tổng hợp nhưng không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của cơ thể hoặc một phần các hợp chất cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần sự bổ sung

từ bên ngoài.

Trong nghiên cứu này, tiến hành thực hiện đánh giá trên các loại tinh dầu Bưởi, Cam, Chanh nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới có khả năng kháng oxy hóa thơng qua hoạt động bắt các gốc tự do của chúng. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc sử dụng tinh dầu vào các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)