ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HĨA CỦA 03 LOẠI TINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 99 - 102)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.6. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HĨA CỦA 03 LOẠI TINH

Gram dương. Năm 2001, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thảo Trân và Lê Ngọc Thạch [97] đã thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh trên các chủng khuẩn: E. Coli, S. Aureus đạt 10 mm và 8 mm Năm 2004, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Minh Tú và Hồng Đình Hịa [98] đã tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu chanh Tân Yên ở các chủng khuẩn như: S.

Aureus, E. Coli, B. Cereus đạt 2,2 mm, 2,4mm và 2,8 mm, tương ứng. Các kết

quả cho thấy tiềm năng ứng dụng các loại tinh dầu họ Citrus và thích hợp cho việc sản xuất các loại nước rửa tay diệt khuẩn – một sản phẩm đang có nhu cầu rất lớn hiện này.

3.6. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HĨA CỦA 03 LOẠI TINH DẦU HỌ CITRUS DẦU HỌ CITRUS

Kết quả ghi nhận được đưa về tỉ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và ABTS của tinh dầu bưởi da xanh, chanh không hạt và cam sành theo bảng 3.9 và bảng 3.10. Bảng 3. 9. Khả năng bắt gốc tự do DPPH STT Tinh dầu Nồng độ (mg/ml) % Ức Chế (% IC) 1 Bưới da xanh 30 19,55 ± 0,29

2 Chanh không hạt 30 80,82 ± 0,65 3 Cam sành 30 30,78 ± 1,03 4 Vitamin C 0.1 88,83 ± 1,28 Bảng 3. 10. Khả năng bắt gốc tự do ABTS STT Tinh dầu Nồng độ (mg/ml) % Ức Chế (% IC) 1 Bưởi da xanh 30 88,09 ± 2,42 2 Chanh không hạt 30 85,30 ± 1,23 3 Cam sành 30 96,94 ± 2,89 4 Vitamin C 1 95,38 ± 0,63

Kết quả khảo sát phần trăm bắt gốc tự do của 3 mẫu tinh dầu trong bảng 3.9 và 3.10 cho thấy phần trăm bắt gốc tự do DPPH của tinh dầu Bưởi da xanh và Cam sành thấp hơn Chanh không hạt và đều thấp hơn chứng dương (Vitamin C). Đối với phần trăm bắt gốc tự do ABTS, tinh dầu Bưởi da xanh và Chanh không hạt thấp hơn chứng dương cịn tinh dầu Cam sành thì cao hơn, cụ thể, 88,09 ± 2,42% và 85,30 ± 1,23% so với 95,38 ± 0,63% của đối chứng dương; 96,94 ± 2,89% của Cam sành.

Trong cùng một điều kiện thử nghiệm, hoạt tính kháng oxy hóa theo phương pháp được sắp xếp như sau:

*Khả năng bắt gốc tự do DPPH:Bưởi da xanh < Cam sành < Chanh không hạt *Khả năng bắt gốc tự do ABTS:Chanh không hạt < Bưởi da xanh < Cam sành Các báo cáo về khả năng chống oxy hóa của tinh dầu cam và chanh khu vực Bắc Giang và Tuyên Quang đã được Nguyễn Văn Lợi và Lê Thị Phượng (2017) [40] báo cáo trước dây. Nghiên cứu cho thấy % quét gốc tự do DPPH của tinh dầu chanh là 41,25 ± 0,12% và tinh dầu cam là 38,17 ± 0,24%. Khi

hai tinh dầu này được phối trộn với tỉ lệ 1:1, khả năng bắt gốc tự do DPPH tăng đến 45,56 ± 0,25%. Quan sát bảng 3.9 có thể thấy rằng trên cùng loại tinh dầu vỏ có múi, nhưng khả năng bắt gốc tự do của tinh dầu khác nhau. Khả năng ức chế của tinh dầu thu được tại ĐBSCL thu được hoạt tính cao hơn. Điều này có thể giải thích dựa vào sự khác nhau thành phần hóa học có trong tinh dầu, điển hình đối với cây có múi có hợp chất D-Limonene. Hàm lượng D-Limonene thay đổi có thể biểu hiện mức độ của các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng oxy hóa khác nhau, thành phần được báo cáo trước đây [99] có hoạt tính chống oxy hóa cao.

Các kết quả này góp phần cung cấp những dữ liệu khoa học cho các ứng dụng trong y học phát triển. Sự gia tăng hàm lượng các gốc tự do trong tế bào sẽ làm giảm các q trình lão hóa và bệnh tật. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các hợp chất nguồn gốc tự nhiên có khả năng kháng oxy hóa và trị bệnh có ý nghĩa thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình động học của quá trình trích ly tinh dầu từ nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ citrus vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 99 - 102)