Khái quát về truyện thơ Nôm Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái quát về truyện thơ Nôm Tày

1.3.1. Khái niệm

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu thì chữ Nôm Tày xuất hiện từ rất sớm (khoảng thế kỉ V), phổ biến vào khoảng thế kỉ X và trở nên hoàn thiện vào khoảng thế kỉ XVI - XVII. Sự ra đời của chữ Nôm Tày đánh một dấu mốc quan trọng cho sự xuất hiện của truyện thơ Nôm Tày.

Về khái niệm truyện thơ, các nhà nhiên cứu cũng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Lại Nguyên Ân cho rằng truyện Nôm Tày là “một thể loại

truyện thơ của văn học tiếng dân tộc Tày, được viết bằng chữ Nôm Tày... Các truyện này đều dùng thơ tiếng Tày, thường là thể câu thơ bảy chữ, vần lưng”

[1, 662]. Theo quan niệm của Phan Đăng Nhật thì truyện thơ của dân tộc thiểu số tương đương với khái niệm truyện Nôm của người Kinh: “Nếu ở người Kinh

có truyện thơ Nôm thì ở các dân tộc thiểu số (DTTS) có một loại hìnth tương đương: truyện thơ. Đó là những tác phẩm tự sự dưới hình thức thơ ca. Ở các DTTS không cần phải phân biệt với tính bác học và hình thái ghi chép bằng

chữ Hán. Các dân tộc thiểu số nước ta có một kho tàng truyện thơ phong phú...” [39, 399]. Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn thì cho rằng truyện thơ là “một loại văn học dân gian đã thành văn và mới chỉ đặc biệt phát triển trong vài ba thế kỉ trở lại đây” [39, 12]. Bên cạnh đó có thể kể đến quan niệm về truyện thơ

của các tác giả Bế Sĩ Uông, Ma Trường Nguyên như: “Truyện thơ là thể loại

phát triển cuối cùng và cũng là đỉnh cao của dân ca Tày... Truyện thơ là thể thơ đã có sự chặt chẽ về vần điệu, và với nghệ thuật của thể này, đó là một thể thơ độc đáo của dân tộc Tày. Về cách gieo vần chữ thứ bảy câu trên vần với chữ thứ năm câu dưới và cứ tiếp tục như thế với số chữ ổn định là bảy chữ, thích hợp với giọng kể chuyện, dễ nhớ cho người nghe, dễ đọc cho người kể”

[39, 16]. Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật thì cho rằng truyện thơ là một lời hát dài và “Truyện Nôm miền xuôi cũng như truyện thơ miền núi, đều là bước nối

giữa văn học dân gian và văn học thành văn, đều mang tính chất của cả hai loại hình nói trên” [39, 20]. Nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn cũng coi truyện

thơ là “một dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và khẳng định truyện thơ ở nhóm truyện thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức “đã

thể hiện khá rõ tính chất thành văn, tiếp cận với đặc điểm thi pháp của văn học bác học và đánh dấu một bước phát triển mới của văn học dân gian” [39, 20].

Trong công trìnhTruyện thơ Tày - Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp

thể loại tác giả Vũ Anh Tuấn cho rằng có thể chia quá trình phát triển của truyện thơ Tày thành ba thời kì cụ thể: thời kì đầu tiên (khoảng trước thế kỉ XVII) là những sáng tác về chủ đề tình yêu có chi tiết, mô típ của thơ ca nghi lễ Tày; thời kì thứ hai (khoảng từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII) chủ yếu viết về đề tài nghèo khổ, ý thức cá nhân về quyền sống được nâng cao hơn, thời

kì thứ ba (khoảng từ giữa thế kỉ XVIII trở đi) chủ yếu viết về đề tài chính nghĩa

có tính giáo thuyết về đạo lí.

Qua tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu như trên, chúng ta có thể thấy rằng truyện thơ Nôm Tày là một thể loại đặc sắc của văn học dân tộc

Tày, được ghi chép bằng chữ Nôm Tày, là những tác phẩm tự sự được diễn đạt bằng hình thức thơ. Sự phong phú của truyện thơ Nôm Tày đã góp phần tạo nên diện mạo truyện thơ của các dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.

1.3.2. Nội dung và nghệ thuật

Truyện thơ Nôm Tày là một trong những thành tựu văn học nổi bật của dân tộc Tày. Truyện thơ Nôm Tày có số lượng tác phẩm khá phong phú, nội dung phản ánh muôn mặt đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Tày. Truyện thơ Nôm Tày thể hiện chân thực cuộc sống vật chất và tinh thần của người Tày.

Các tác phẩm có nội dung phản ánh cuộc sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của người dân Tày và được viết bằng thơ bảy chữ, chữ thứ bày cuối câu trước vẫn với chữ thứ năm của câu sau..

Truyện thơ Nôm Tày phản ánh chân thực xã hội người Tày với văn hóa bản tộc, thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán… của đồng bào dân tộc Tày. Truyện thơ Nôm Tày đề cập đến những vấn đề gắn liền với đời sống của con người trong xã hội. Thường là sự đấu tranh chống lại cường quyền, thể hiện thái độ lên án, tố cáo chế độ xã hội phong kiến đồng thời thể hiện khát vọng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lí. Truyện thơ Nôm Tày còn phản ánh ước mơ về quyền sống, về việc bảo vệ nhân phẩm và giá trị của con người. Mong muốn được sống trong một xã hội bình an, được tự quyết định hạnh phúc lứa đôi, bảo vệ được tình yêu của mình là một nội dung quan trọng được thể hiện trong các truyện thơ Nôm Tày. Đó là những khát vọng hoàn toàn chính đáng của con người. Các tác giả người Tày đã gửi gắm tư tưởng của dân tộc qua những sáng tác truyện thơ Nôm. Hầu hết trong các tác phẩm đều thể hiện quan niệm công lý phải được thực thi, chính nghĩa thắng gian tà, ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng trị.

Về nghệ thuật, truyện thơ Nôm Tày mặc dù tiếp nhận thành tựu của truyện thơ Nôm Kinh nhưng vẫn mang tính sáng tạo. Ngay cả ở những tác phẩm mượn

cốt truyện, nhân vật của truyện thơ Nôm Kinh nhưng nhiều tình tiết trong truyện được thay đổi, đặc biệt là kết cấu có sự cải biến khác biệt. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày cũng thật sáng tạo. Đó là nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Sự sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của truyện thơ Nôm Tày được tác giả Vũ Anh Tuấn nhận xét như sau: “Thậm chí, do ý thức tự giác tộc người trong quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa dân gian các nghệ nhân (và sau này là các nho sĩ bình dân bản tộc), ở một mức độ nhất định, họ còn tỏ ra vượt trội các tác giả truyện Nôm bình dân của tộc người Kinh trong việc miêu tả, khắc họa tính cách, tâm trạng nhân vật chính trong thế giới nhân vật truyện thơ Tày. Không những thế, họ còn sáng tạo lại các nhân vật chính trong truyện Nôm Kinh (Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống Trân - Cúc Hoa, Hoàng Trừu, Lý Công, Phương Hoa,…) trở thành những nhân vật có thể tính cách và điệu tâm hồn Tày rất tự nhiên” [39,180].

Một thành công trên phương diện nghệ thuật của truyện Thơ Nôm Tày là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ người kể chuyện trong các truyện thơ Nôm Tày có tính đa giọng điệu. Có lúc người kể chỉ đứng ngoài câu chuyện để kể lại, nhưng có khi lời của người kể và nhân vật là một. Còn ngôn ngữ nhân vật thể hiện sự mộc mạc, bình dị, thẳng thắn, đúng tính cách người miền núi nhưng đôi chỗ còn thô ráp, không gọt rũa, thiếu văn chương, hình ảnh.

Về thể thơ, truyện thơ Nôm Tày viết theo thể thất ngôn trường thiên (chữ thứ bảy câu trên vần với chữ thứ 5 câu dưới), cách viết này phù hợp với giọng điệu tâm tình sâu lắng đồng thời nó giúp tác giả phát triển cốt truyện một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.

1.4. Vài nét về Trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được thành lập vào ngày 01/9/1987, đầu tiên có tên là Trường chuyên trung tâm, theo QĐ

số 62/QĐ-UBND ngày 7 tháng 4 năm 1988 của UBND huyện Chợ Đồn. Đến ngày 29/6/1995 được đổi tên là trường phổ thông THCS Năng khiếu theo QĐ số 438/TCCB ngày 29 tháng 6 năm 1995 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Thái. Do yêu cầu đổi mới của toàn ngành giáo dục cấp THCS không có trường chuyên, nên từ ngày 20/8/1997 đến nay trường mang tên là trường THCS Hoàng Văn Thụ theo QĐ số 169/TCĐT ngày 8 tháng 8 năm 1997 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường thay đổi địa điểm 02 lần từ tổ 3 Đồng Tâm chuyển đến tổ 8 Đồng Ngọc Thị trấn Bằng Lũng. Hàng năm nhà trường được UBND huyện cho phép xét chọn đầu vào cho học sinh đầu cấp, nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh ra trường có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức văn hóa, nhiều học sinh đã thi đỗ vào trường THPT chuyên của tỉnh, trường THPT Vùng cao Việt Bắc và nhiều trường THPT khác. Trường có cơ sở vật chất khang trang với dãy lớp học 3 tầng có 12 phòng học, cùng với nhà hiệu bộ 2 tầng, nhà đa năng, nhà công vụ, nhà Thư viện, phòng học bộ môn, có khuôn viên cây cảnh xanh, sạch, đẹp đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Công trình này khởi công ngày 21/12/2012 do Công ty cổ phần Him Lam xây tặng. Năm học 2013 - 2014 trường được công nhận là trường THCS đầu tiên đạt chuẩn Quốc gia của huyện Chợ Đồn. Nhiều năm liền trường được công nhận là đơn vị dẫn đầu bậc học của huyện, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn tặng bằng khen và được Bộ Giáo dục tặng cờ thi đua.

Năm học 2019 - 2020, trường THCS Hoàng Văn Thụ có 244 học sinh được chia thành 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi khối có 2 lớp. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên gồm 21 thầy cô, được chia thành hai tổ Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội. Công tác giảng dạy luôn được nhà trường chú trọng đầu tư. Thực hiện tinh thần nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhà trường làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Xây dựng các chuyên đề dạy

học tích hợp theo chủ đề, đem lại kết quả khả quan trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Việc giáo dục đạo đức học sinh được nhà trường đặc biệt quan tâm. Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả, học sinh làm tốt

Năm điều Bác Hồ dạy chính vì vậy hình thành cho học sinh những phẩm chất

đáng quý như yêu nước, nhân ái, đoàn kết, trung thực, trách nhiệm. Từ những phẩm chất tốt đẹp trên học sinh ý thức được cách ứng xử với môi trường xung quanh gồm môi trường tự nhiên và con người trong xã hội. Giáo viên đã chủ động lồng ghép, tích hợp những nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa ứng xử vào trong các hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, liên hệ trong các bài giảng trên lớp, lồng ghép ở các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên tại trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giáo viên chưa xây dựng được những chuyên đề bài bản, khoa học về giáo dục văn hóa ứng xử từ các tác phẩm văn học Việt Nam nói chung và truyện thơ Nôm Tày nói riêng cho học sinh. Điều này cũng thôi thúc chúng tôi nghiên cứu một cách nghiêm túc về những giá trị tốt đẹp trong văn hóa ứng xử ở truyện thơ Nôm Tày, từ đó vận dụng để giáo dục học sinh ở trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn, chúng tôi đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về khái niệm văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử trong văn học trung đại Việt Nam, khái quát về truyện thơ Nôm Tày và giới thiệu vài nét về Trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa nhưng nhìn chung các quan niệm khá đồng nhất ở điểm coi “văn hóa” là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Sản phẩm đó là những giá trị về mặt vật chất và tinh thần. Nó được hình thành từ sự lao động sáng tạo của con người trao đổi với tự nhiên và xã hội. “Văn hóa ứng xử” là một phạm trù của văn hóa.

Nó là những quy tắc ứng xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Mỗi quốc gia có một nét đẹp văn hóa riêng không thể đồng nhất, trộn lẫn. Vì vậy văn hóa của quốc gia, khu vực nào cũng đáng quý, đáng trọng.

Nghiên cứu văn hóa ứng xử trong văn học trung đại Việt Nam chúng tôi có thể khái quát thành những nét ứng xử đẹp trong mối quan hệ giữa con người với con người, được cụ thể qua mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình, con người trong các mối quan hệ xã hội… Đó thực sự là những bài học quý có tính chất giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho con người. Việc tìm hiểu những giá trị tốt đẹp về văn hóa ứng xử trong các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày sẽ mang lại cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thần của người đồng bào dân tộc miền núi cũng như lan tỏa những giá trị nhân văn đến người đọc. Đồng thời cũng giúp cho chúng tôi có cách định hướng phù hợp khi xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Chƣơng 2

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY

Truyện thơ Nôm Tày là một bộ phận đặc biệt của văn học Việt Nam nói chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Có thể nói, truyện thơ Nôm Tày là một trong những mảng thể loại văn học tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày với số lượng tác phẩm khá phong phú, nội dung phản ánh chân thực và sinh động đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Tày trong lịch sử. Những giá trị văn học, văn hóa đó cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện nay.

Các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày góp phần thể hiện những giá trị chân thiện mĩ, hướng con người đến lối sống tích cực, nhân văn. Một trong những giá trị tiêu biểu mà truyện Nôm Tày đem lại có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với con người đó là văn hóa ứng xử. Cụ thể là văn hóa ứng xử trong gia đình (thể hiện trong mối quan hệ cha mẹ - con cái; quan hệ vợ chồng; quan hệ anh chị em) và văn hóa ứng xử ngoài xã hội (thể hiện trong mối quan hệ giữa bề dưới với bề trên; quan hệ bạn bè; quan hệ giữa người chịu ơn và người làm ơn).

2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình

2.1.1. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ cha mẹ - con cái

Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa phương Đông nên lối sống trọng tình là một nét đẹp văn hóa. Trọng tình, trọng nghĩa trở thành một nguyên tắc ứng xử trong mọi mối quan hệ của người Việt Nam. Trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn được coi trọng, chăm chút.

Truyện thơ Nôm Tày đề cao chữ “hiếu” trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Quan niệm này có từ rất xa xưa, ngay từ khi còn chưa có chữ viết thì cha ông ta đã truyền miệng từ đời trước sang đời sau những lời răn dạy về đạo hiếu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)