Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình

2.1.2. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng

Đề tài viết về mối quan hệ vợ chồng không phải quá xa lạ trong văn học Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này, từ những câu tục ngữ, bài ca dao của văn học dân gian đến các tác phẩm văn học thành văn thời trung đại, hiện đại. Nội dung phản ánh về tình nghĩa vợ chồng, văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng được xem là nguồn cảm hứng vô tận. Cũng viết về đề tài tình cảm vợ chồng, truyện thơ Nôm Tày lại cho người đọc thấy rõ nét văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng của người dân tộc thiểu số. Qua những truyện thơ Nôm Tày mà chúng tôi tiến hành khảo sát, văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng có nét mộc mạc, chân chất đậm chất tư duy của người miền núi nhưng cũng đầy thấm thía, sâu sắc thể hiện tình yêu chân tình, thủy chung, nghĩa vợ tình chồng mặn mà, bền chặt.

Trong truyện thơ Nôm Tày Lý Thế Khanh, cách ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc. Lý Thế Khanh là con quan Thượng Thư họ Lý nước Việt (Nam bang), yêu Thị Trinh là con gái Thừa Tướng nước Hồ (Trung Quốc). Đất nước có chiến tranh, Lý Thế Khanh tình nguyện đi đánh giặc, bỏ lại quê nhà người vợ trẻ thay chồng phụng dưỡng mẹ già và nuôi dạy hai đứa con thơ. Đất nước thái bình, vợ chồng đoàn tụ nhưng hạnh phúc trở nên chưa trọn vẹn khi Lý Thế Khanh có tư tưởng đa thê, lấy vợ lẽ là Điêu Thuyền. Cũng từ đây cuộc sống vợ chồng của Lý Thế Khanh - Thị Trinh nổi lên những sóng gió. Trong hoàn cảnh như vậy, phẩm chất, tính cách và cách ứng xử của các nhân vật càng hiện lên rõ nét.

Trong mối quan hệ vợ chồng, Thị Trinh là một tấm gương sáng ngời về đức hy sinh cao cả, sẵn sàng chịu mọi cực khổ để chồng hạnh phúc. Sự tế nhị,

khiêm tốn, khéo léo trong ứng xử được con gái Thừa Tướng nước Hồ nói với chồng trong ngày đầu làm dâu đất Việt:

“Thiếp là người viễn di kém cỏi Chàng không chê đón gọi về nhà Xin cứ dạy dần dà giáo hóa Không nên thì sẽ trả về cho Người Hồ đưa về Hồ như cũ” (Lý Thế Khanh)

Có thể thấy, nàng Thị Trinh ý thức được vị trí của người vợ trong gia đình, đó là hậu phương vững chắc để chồng có thể phấn đấu công danh “Nho gia chàng thông rõ binh gia”còn mọi việc “cửa nhà”, rồi “ruộng nương”, việc

đối nội, đối ngoại khác trong gia đình cứ “mặc thiếp” :

“Nho gia chàng thông rõ binh gia Còn nói việc đàn bà mặc thiếp ………..

Cửa nhà việc sửa soạn gia đinh Giao để em trắng manh lo lắng

Ruộng nương việc hôm sớm em toan” (Lý Thế Khanh)

Cũng như bao người phụ nữ xưa, Thị Trinh rất trọng công danh của chồng, nàng sẵn sàng hy sinh công sức, cùng chồng vượt mọi khó khăn để mong có ngày chồng được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm, thành công trong con đường binh gia. Bởi thế khi chồng ra đi vào chốn biên ải, Thị Trinh đảm nhiệm tất cả mọi công việc ở nhà: “Ngọt bùi thiếp đã hiến nam/ Dạy con đèn

sách thiếp làm phu thân”. Và nàng còn làm nhiều hơn thế để Thế Khanh an tâm

làm việc nước, theo đuổi công danh sự nghiệp, gánh vác giang sơn. Những việc làm đó của nàng chính là sự thể hiện tình yêu, sự tôn thờ, đức hy sinh cao cả của một người vợ đối với chồng.

Mối quan hệ vợ chồng được vun đắp từ tình yêu của chàng trai đất Việt với cô gái nước Hồ tưởng như là chuỗi ngày hạnh phúc vô tận, nào ngờ thử thách ập xuống đời nàng Thị Trinh khi chiến thắng ngoại xâm trở về, Thế Khanh muốn lấy Điêu Thuyền làm vợ lẽ, Thị Trinh đã hành động theo ý chồng, đi dạm hỏi và cưới Điêu Thuyền cho chồng. Đó là một sự hi sinh lớn vì chồng. Phẩm chất tốt đẹp của Thị Trinh còn được thể hiện ở thái độ ứng xử với chồng khi bản thân nàng bị vu oan, bị đánh đập, bị bắt đi đầy vào rừng sâu núi thẳm. Chịu bao oan ức nhưng Thị Trinh vẫn không hề nảy sinh ý nghĩ ghét bỏ chồng. Trước khi địu con lên rừng đi vào núi Lịch San, nàng vẫn trọn đạo làm dâu con nhà họ Lý, chào người già, chào hương lân, mẹ chồng, dặn dò gia tướng, nhắc Thế Khanh hoàn thành việc lớn. Ngay cả khi bị dồn đến đường cùng thì người vợ ấy vẫn không thù oán, trách móc người chồng, người cha bạc tình Thế Khanh. Tình yêu, lòng chung thủy vẫn vẹn nguyên trước sau như một của nàng làm người đọc thật xúc động. Khi nhận được hung tin chồng chết trận, Thị Trinh khóc lóc, xót xa lệ chẳng khác mưa sa, thương chồng nhớ nghĩa tào khang phu phụ:

“Nhớ chồng nàng khóc than như xé Nhớ chồng thêm nhớ mẹ còn đâu” (Lý Thế Khanh)

Nàng sai con trai Đức Nhân kiếm rau rừng, làm cơm lam cúng bố, rồi mẹ con nàng vội vã vượt đường xa, vượt đói rét đến nơi chiến trường tìm xác chồng. Cuối cùng, sau bao sóng gió, sau những hiểu lầm, qua bao thử thách cuộc đoàn viên đầy xúc động giữa vợ chồng - con cái đã diễn ra. Họ cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Thị Trinh là người vợ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa, là tấm gương sáng về lòng chung thủy, đức hy sinh. Nhân vật Thị Trinh để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc về đạo nghĩa vợ chồng.

Nếu như Thị Trinh có cách ứng xử rất đẹp trong quan hệ vợ chồng thì Lý Thế Khanh để lại nhiều suy nghĩ khác nhau về cách ứng xử trong mối quan hệ

vợ chồng. Bên cạnh những phẩm chất, tính cách đáng quý như biết yêu thương, trân trọng người phụ nữ có tài năng, nhan sắc, đây là một tư tưởng khá tiến bộ của một nam nhân trong chế độ cũ, khi mà người phụ nữ bị coi là những kẻ tiểu nhân, có thân phận thấp bé, lệ thuộc. Thế Khanh vì cảm mến sự tài giỏi, tinh thông thiên văn địa lý của Thị Trinh nên đem lòng yêu thương và hỏi cưới nàng làm vợ. Ngay từ những ngày đầu xây dựng cuộc sống lứa đôi Thế Khanh đã đánh giá cao vai trò của vợ trong gia đình:

Thế Khanh rằng: “- Em nhụy mười phân Chưa từng thấy ai cân em được

Nay lòng em mừng thực là nhiều Anh là thân hiền hào nam tử Nếu có việc chiến sự quan sang Mặc em việc gia san nhà cửa Anh cậy trông muôn sự ơn nàng” (Lý Thế Khanh)

Thế nhưng tư tưởng gia trưởng của người đàn ông trong xã hội cũ cũng đã ăn sâu trong suy nghĩ của Thế Khanh. Chàng chỉ lo lắng con đường công danh sự nghiệp, bao việc trong nhà đều do vợ con chàng lo lắng. Thế Khanh cũng biết dựa vào nhược điểm trong ý thức, tư tưởng của Thị Trinh tin số mệnh, tin trời để thỏa mãn ái sắc của mình. Rồi khi lấy được Điêu Thuyền làm vợ lẽ, quá si mê và tin vào lời đường mật của Điêu Thuyền, Thế Khanh đã phụ lại người vợ hiền Thị Trinh. Người đọc cảm thương cho thân phận của Thị Trinh bao nhiêu thì căm giận hành động của Thế Khanh bấy nhiêu. Chàng không suy xét nguồn cơn, phân định đúng sai, điều tra sự thật mà lấy cái nhìn chủ quan của người đàn ông có quyền lớn nhất trong gia đình để quyết định số phận của người phụ nữ. Cách ứng xử của Thế Khanh với vợ con thật đáng trách.

Từ đầu đến cuối truyện, Thị Trinh vẫn sáng ngời gương người vợ chung thủy, rất mực yêu chồng. Qua cách ứng xử của các nhân vật, truyện Lý Thế

Khanh đã phản ánh hiện thực thối nát của chế độ đa thê trong xã hội phong kiến. Người đọc càng cảm thông, trân trọng người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp càng căm phẫn, lên án, phê phán một xã hội nam quyền đầy bất công, từ đó mong muốn xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo cho con người.

Cũng phản ánh văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ chồng, truyện Lương

Nhân con côi lại khiến người đọc xúc động theo một cách khác. Cuộc sống của

đôi vợ chồng Lương Nhân - Thị Xuân mặc dù còn lắm đói nghèo, khổ cực nhưng họ luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau vun đắp, xây dựng hạnh phúc:

“Tiền bạc và ruộng đất cũng không Quá vất vả bỏ làng quê quán

Rủ nhau đi dạo bản ăn xin Đời hành khất xin ăn nuôi miệng Đã từng chịu đói rét ngày đêm”

(Lương Nhân con côi)

Vợ chồng gắn bó với nhau “Đi khắp nơi nam bắc tây đông/ Đi chợ dưới

chợ trên mua bán”, thuận vợ thuận chồng, chia ngọt sẻ bùi tưởng chừng không

gì chia cắt được. Nghĩa vợ, tình chồng đằm thắm sâu nặng, họ luôn vì nhau đến quên mình. Khi biết vợ bị ốm nặng, chàng Lương Nhân không quản đêm ngày đi tìm thuốc thang, cầu khấn thần phật chỉ mong vợ chóng tai qua nạn khỏi:

“Sáng ngày chàng vội đi không chậm Đón thầy mo đón bụt đón then

Hương hoa cống thượng thiên chư hán Tế hương vàng tụng niệm trừ tai” (Lương Nhân con côi)

Vợ chồng đời nào cũng thế, mất đi một người sẽ là nỗi đau rất lớn cho người ở lại. Khi nàng Thị Xuân “hồn lìa xác”, “bỏ cửa nhà vườn tược quên

chồng”, Lương Nhân đau khổ, khóc than. Tình yêu dành cho vợ lớn đến mức

ngay cả khi Thị Xuân đã chết Lương Nhân vẫn không muốn rời xa, vậy nên chàng địu xác nàng đi khắp nơi, xin ăn kiếm sống, mặc cho người đời chỉ trỏ, bàn tán. Chính tình cảm chân thành, ân nghĩa đó đã làm cảm động đến tận trời xanh, Bụt cả đã cứu giúp cho Thị Xuân sống lại. Đó thực sự là “phần thưởng” cho một người chồng trọn nghĩa vẹn tình.

Cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa Lương Nhân và Hán Chân. Hán Chân là vợ kế của Lương Nhân, nàng là một cô gái đẹp “mặt ngọc” lại có sự hiểu biết và lễ nghĩa trong cuộc sống.

Trong mối quan hệ vợ chồng, nàng luôn cố gắng vun đắp hạnh phúc, cùng chồng quyết định mọi việc nhỏ to, từ việc đồng ý với chồng bán hết nhà cửa, ruộng vườn để làm tang cho mẹ, đến việc ủng hộ chồng đi buôn bán làm ăn ở nơi xa. Không chỉ vậy, Hán Chân còn là người vợ hết mực thủy chung, khi chồng đi làm ăn nơi xa xôi, nàng ngày đêm mong ngóng, nhớ nhung, ngay cả khi bị Hác Hồ Quảng buông lời khiếm nhã, tán tỉnh, gạ gẫm cho tiền bạc, của cải nàng vẫn một mực giữ gìn phẩm cách của mình:

“Cho bạc hay chẳng có thì thôi Nói toàn truyện trúc mai phản bội Mày hãy đi khác bản, đi mau”

(Lương Nhân con côi)

Tấm lòng thủy chung của Hán Chân không chỉ thể hiện ở lúc vợ chồng còn khó khăn mà ngay cả khi giàu có, có chức, có quyền thì Hán Chân vẫn luôn nhớ về chồng, nghĩ về chồng. Đó là khi Hán Chân đóng giả trai đi học, đi thi và đỗ Trạng Nguyên, được vua phong làm phò mã, được sống trong vàng son nhung lụa nhưng nàng kiếm cớ trở lại quê hương của mình, tìm chồng. Hán Chân là người vợ thủy chung, giàu lòng vị tha, rộng lượng với chồng. Đó là một cách ứng xử rất đẹp của người phụ nữ Tày xưa, điều này giúp cho mối quan hệ vợ chồng tưởng như đã tan vỡ có cơ hội được hàn gắn lại. Với Lương

Nhân, sau lần sau rượu chửi bới, đánh đuổi vợ chàng đã biết hối hận, sống côi cút hiền lành, một lòng thương nhớ Hán Chân. Cuộc sống vợ chồng là thế, có lúc ngọt ngào yêu thương, có lúc giận hờn, hiểu lầm, trách móc, hết giận rồi lại thương, tình cảm trở nên gắn bó và bền chặt hơn.

Những người phụ nữ là vợ, là mẹ trong truyện thơ Nôm Tày được nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn nhận xét như sau: “Họ đều là những người đức hạnh.

Nàng Ngọc Dong hết lòng hiếu thảo với mẹ chồng, còn các nàng Hán Xuân, Kim Nữ đều hết lòng nuôi chồng từ buổi hàn vi đến công thành danh toại. Nhân vật lúc nào cũng trong sáng thủy chung đến mức thánh thiện, cũng gan dạ, can trường trong mọi tình huống tai biến thử thách… Trí dũng song toàn, lên trời xuống bể, bình Tây thu Bắc trong thiên chức người mẹ, người vợ, người anh hùng làm kẻ thù ngoại bang phải kinh hồn bạt vía… Những nhân vật phụ nữ trong truyện thơ Tày đều là những người giỏi giang trong lao động miền núi, hiền hòa, khôn khéo trong xử thế các mối quan hệ…” [39,175-176].

Những người phụ nữ ấy luôn biết chăm chút cho mái ấm gia đình, nuôi dưỡng tình cảm vợ chồng bền chặt keo sơn, thủy chung son sắt. Đó là nàng Cúc Hoa trong Tống Trân - Cúc Hoa, nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tử - Ngọc Hoa, nàng Hán Xuân trong Lưu Đài - Hán Xuân, công chúa Quyển Nương trong truyện Nàng Quyển… Họ đều là tiểu thư đài các, lá ngọc cành vàng trong các gia môn

quyền quý. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống cao sang, giàu có về làm vợ những chàng trai nghèo khổ nhưng có ý chí, nghị lực như các nhân vật Tống Trân, Phạm Tử. Những người phụ nữ đó dù trong hoàn cảnh nào ở họ cũng sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp, đức hạnh, giàu đức hi sinh.

Đọc Tống Trân - Cúc Hoa, người đọc thật sự cảm động trước tình cảm mà hai vợ chồng dành cho nhau và cảm phục sự hi sinh của Cúc Hoa dành cho chồng. Trong những ngày đầu của cuộc hôn nhân vợ chồng Tống Trân - Cúc Hoa luôn biết động viên nhau vượt qua cuộc sống khốn khó. Họ cùng nhau suy

nghĩ lạc quan, mong ước một cuộc sống tốt đẹp. Chính tình yêu, niềm tin, sự thấu hiểu đã trở thành động lực giúp cho vợ chồng cùng tích cực:

“Tiếng là đi ăn xin nuôi mẹ Hai vợ chồng dạ nghĩ lạc quan Hết gạo lại lên đường dạo bản”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Mong muốn chồng mình theo đuổi nghiệp khoa cử nên Cúc Hoa mời thầy về dạy chữ cho chồng. Cũng từ sự động viên của vợ mà Tống Trân ngày đêm dùi mài kinh sử, sau này đỗ trạng nguyên. Niềm vui sum họp chưa thỏa thì Tống Trân phải nhận lệnh đi sứ mười năm, hai vợ chồng tính tới tính lui, Cúc Hoa mong được đi theo chồng để ngày đêm chăm sóc cho chàng nhưng Tống Trân không đồng ý vì lo lắng đường tới nước Tần xa xôi, hiểm nguy khó lường, qua bao núi thẳm, rừng sâu, lo cho sức khỏe của mẹ già không thể gượng nổi, lo cho vợ hiền quá vất vả nên chàng quyết định chia tay mẹ và vợ để làm trọn nghĩa với triều đình. Trao lại mọi việc nhà cho “nàng dâu thảo Cúc Hoa”. Một lần nữa ta thấy sự hi sinh cao đẹp của Cúc Hoa vì chồng và gia đình nhà chồng. Trong những ngày chồng đi sứ, Cúc Hoa hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, ngày đêm nhớ chồng, khắc khoải tương tư, một lòng thủ tiết chờ chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của Cúc Hoa còn được thể hiện ở chi tiết: khi bị cha ép duyên, bắt lấy Trường Đình - con trai của một gia đình giàu có trong làng, Cúc Hoa phản kháng từ nói lí lẽ với cha mong cha hiểu cho mình, đến việc bỏ trốn vào rừng sâu, thậm chí còn muốn tìm đến cái chết (có đến ba lần Cúc Hoa nói đến cái chết để giữ trọn tình với Tống Trân). Tất cả điều đó minh chứng cho tình yêu sâu sắc của nàng dành cho Tống Trân. Trong mối quan hệ giữa vợ chồng Tống Trân và Cúc Hoa chúng ta cảm nhận được tình cảm sâu sắc của Tống Trân với vợ mình. Từ sự cảm phục khi một tiểu thư danh giá dám từ bỏ cuộc sống giàu có để gắn bó với một người hành khất như mình đến tình yêu, sự biết ơn, trân trọng đối với Cúc Hoa khi nàng một lòng vì chồng. Đáp lại tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)