Thiết kế thể nghiệm một chuyên đề học tập tích hợp giáo dục văn hóa ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 92 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Thiết kế thể nghiệm một chuyên đề học tập tích hợp giáo dục văn hóa ứng

xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh Trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ

CHUYÊN ĐỀ

GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh nắm được hệ thống các giá trị chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. - Giáo dục cách ứng xử trong mối quan hệ thầy - trò và mối quan hệ bạn bè của học sinh trong trường học.

- Sau bài học, học sinh biết tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong cử chỉ, lời nói phù hợp với chuẩn mực văn hóa học đường. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

- Học sinh có ý thức ứng xử có văn hóa trong môi trường học đường.

- Tạo sân chơi lành mạnh, không khí vui tươi, tạo hứng thú thi đua, học tập tốt cho học sinh.

- Hoàn thành phiếu khảo sát về sự hiểu biết của học sinh về truyện thơ Nôm Tày.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên: Kế hoạch bài học, phiếu học tập, tranh ảnh, tài liệu, phương tiện dạy học phục vụ chuyên đề.

* Học sinh: Sách, vở, tài liệu, bài tập được giao. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới.

Khởi động: Giới thiệu bài:

Các em thân mến, Dân tộc Việt Nam từ xưa đã luôn đề cao truyền thống

“tôn sư trọng đạo”. Điều này đã trở thành một nét đẹp văn hóa có tính kế thừa,

mối quan hệ giữa thầy giáo với học trò và cách ứng xử của học trò với thầy giáo đã được ghi lại trong kho tàng tục ngữ, ca dao hay trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là mối quan hệ và văn hóa ứng xử giữa thầy và trò đã được truyện thơ Nôm Tày phản ánh một cách sinh động và nhân văn. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa ứng xử của cha ông ta, từ đó sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình về cách ứng xử trong học đường.

MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÕ NỘI DUNG TƢ LIỆU, PHƢƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÕ

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nét đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong trong truyện thơ Nôm Tày, thời gian: 30 phút

I. Nét đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong truyện thơ Nôm Tày.

- Máy chiếu - GV dẫn dắt: Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, kể cả bộ phận văn học dân tộc thiểu số, đề tài viết về tình cảm thầy trò luôn được các tác giả trân trọng và phản ánh một cách trung thực. Ngay sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu nét đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong truyện thơ Nôm Tày.

- GV: Cách đây 3 tuần, cô đã giao cho 4 nhóm của lớp mình nội dung

tìm hiểu nét đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong văn học và trong truyện thơ Nôm Tày. Đây được xem như một dự án học tập của các em. Ngày hôm nay chúng ta sẽ trình bày dự án của nhóm mình trước Ban Giám khảo và các bạn trong lớp.

- Cô mời nhóm trưởng các nhóm báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện dự án của nhóm về: tiến độ thời gian, về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên, về hướng triển khai dự án, về thái độ và sự phối hợp của các thành viên trong nhóm. - GV nhận xét tinh thần chuẩn bị của các nhóm. - Hs lắng nghe

- Hs báo cáo theo yêu cầu.

- GV: Ngay sau đây chúng ta cùng khám phá nét đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong văn học và trong truyện thơ Nôm Tày qua phần trình bày sản phẩm của các nhóm.

- GV nêu rõ yêu cầu: + Thời gian trình bày của mỗi nhóm là 5 phút

+ Nội dung Chỉ ra nét đẹp văn hóa ứng xử về

quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong văn

học và trong truyện thơ

Nôm Tày GV mời các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm. - Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm trước lớp. - HS theo dõi nhóm bạn trình bày, ghi chép và chuẩn bị câu hỏi cho phần phản biện. Giáo viên tóm tắt ý chính của các nhóm. Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm: - GV tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung cho sản phẩm của nhóm bạn. - Định hướng cho học sinh kết luận phần nội dung.

- HS trao đổi thảo luận, phản biện.

GV: Như vậy chúng ta vừa được lắng nghe phần trình bày sản phẩm của các nhóm. Các em đã thể hiện sự đầu tư thời gian,công sức cho dự án mà cô giao. Cô đánh giá cao sự cố gắng của các em, mong các em tiếp tục phát huy tinh thần tích cực này.

Cùng với quan điểm mà các em đưa ra ở trên, cô đã hệ thống hóa lại những nội dung chính trong phần 1, Nét

đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trong

trong truyện thơ Nôm Tày

Mời các em cùng quan sát lên màn hình, theo dõi và bổ sung cho phần bài tập của nhóm được hoàn chỉnh hơn. - GV trình chiếu bảng

- HS theo dõi bảng, ghi chép bổ sung.

- Máy chiếu

Giáo viên chốt: Nét đẹp văn hóa ứng xử về quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè trongtruyện thơ Nôm Tày.

- Trong mối quan hệ thầy - trò: Ngợi ca, đề cao vai trò của người thầy trong xã hội. Người thầy không chỉ là người truyền dạy tri thức cho học trò mà còn là người như người cha yêu thương con hết mực, răn dạy đạo lí làm người. Học trò luôn coi thầy giáo như cha mẹ, yêu thương, kính trọng, biết ơn những người đã dạy dỗ mình, tiêu biểu qua truyện Lưu Đài – Hán Xuân.

- Trong mối quan hệ bạn bè: Trân trọng, ngợi ca tình cảm bạn bè. Tình bạn là tình cảm đẹp, thiêng liêng thể hiện sự chân thành, gắn bó trước sau, hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn cũng như hi sinh những lợi ích riêng của bản thân vì bạn, tiêu biểu như các truyện Nhân Lăng; Lưu Bình – Dương Lễ; Nàng Kim.

MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÕ NỘI DUNG TƢ LIỆU, PHƢƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÕ

HOẠT ĐỘNG 2: Giáo dục văn hóa ứng xử trong mối quan hệ thầy - trò và quan hệ bạn bè ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ, thời gian: 30 phút

GV: Văn hóa ứng xử trong môi trường học đường hiện nay đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Tại trường THCS Hoàng Văn Thụ của chúng ta nội dung này đang diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số tình huống cụ thể nhé.

- HS theo dõi II. Giáo dục văn hóa

ứng xử trong mối quan hệ thầy - trò và quan hệ bạn bè ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ.

Em hãy chia sẻ với bạn bè về tình cảm của em dành cho thầy giáo, cô giáo ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ.

- Các nhóm trao đổi, thảo luận và chia sẻ

- Học trò cần có thái độ yêu mến, kính trọng thầy giáo, cô giáo của mình. Luôn nghe lời thầy cô, coi thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng thầy cô…

? Từ văn hóa ứng xử với bạn bè của các nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày, bản thân em đã cƣ xử nhƣ thế nào với bạn bè trong trƣờng, trong lớp để xây dựng tình bạn đẹp? - Học sinh tự bộc lộ, nhận xét, bổ sung - Trong trường, lớp cần tôn trọng bạn, luôn chia sẻ giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Lắng nghe tâm tư của bạn, thấu hiểu và cảm thông với bạn bè, bỏ qua lỗi lầm cho nhau, động viên nhau học tập rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi…

GV, Như vậy, trong môi trường học đường chúng ta cần ứng xử có văn hóa để mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò, cũng như mối quan hệ giữa bạn bè với nhau trở nên tốt đẹp. Chúng ta hãy cùng nhau ứng xử thật đẹp, thật văn minh để xây dựng một một môi trường học đường thân thiện, trong sáng và nhân văn.

Chuyển ý: Để các em

nhìn nhận rõ hơn về văn hóa ứng xử tại trường ta, cô mời cả lớp đến với phần thi Bình luận về

văn hóa ứng xử học đường ở trường THCS Hoàng Văn Thụ.

HOẠT ĐỘNG 3: Bình luận về văn hóa ứng xử học đƣờng ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ, thời gian: 30 phút

GV: Đối với nội dung thứ ba của chuyên đề, cô đã yêu cầu 4 nhóm chuẩn bị nội dung Bình luận về văn hóa ứng xử ở đơn vị trường, lớp của chúng ta.

- Nhóm 1, nhóm 3 được giao bình luận về văn hóa ứng xử trong mối quan hệ thầy - trò

- Nhóm 2, nhóm 4 được giao bình luận về văn hóa ứng xử trong mối quan hệ bạn bè.

Sau đây, cô mời các nhóm cử đại diện thể hiện phần bình luận. Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, và đặt câu hỏi trao đổi phản hồi.

- Hs lắng nghe

- HS thể hiện phần bình luận

III. Bình luận về văn hóa ứng xử học đƣờng ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ

Sau khi học sinh trình bày, trao đổi phản hồi. Giáo viên (hoặc Ban Giám khảo) sẽ nhận xét, đánh giá chấm điểm phần bình luận của các nhóm. - GV tổng kết buổi chuyên đề và chốt những nội dung trọng tâm.

- Cả lớp lắng nghe, ghi chép, bổ sung

4. Củng cố:

- Đặt câu hỏi: Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu chuyên đề, em cần ghi nhớ những bài học gì?

- GV Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm. 5. Hướng dẫn về nhà:

- Tiếp tục bổ sung thêm các tác phẩm văn học phản ánh nét đẹp trong văn hóa xử về mối quan hệ thầy - trò và mối quan hệ bạn bè.

- Thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong trường học, nhất là mối quan hệ với thầy cô và bạn bè.

- Tìm các bài hát viết về chủ đề thầy cô, bạn bè. Hoặc vẽ tranh về các chủ đề đó.

Từ khảo sát ban đầu, chúng tôi thấy, đa số học sinh (27/33 học sinh = 81,81%) chưa có sự hiểu biết về truyện thơ Nôm Tày ở các phương diện như: nội dung, nghệ thuật, tên truyện, ý nghĩa của truyện, vấn đề văn hóa ứng xử trong truyện… Sau khi thực hiện chuyên đề tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng phiếu khảo sát thì kết quả đã có sự thay đổi lớn, (33/33 học sinh = 100%) có sự hiểu biết về truyện thơ Nôm Tày. Học sinh không những nhớ được tên truyện, nắm được ý nghĩa của truyện mà còn biết vận dụng nét đẹp văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày vào cuộc sống. Với kết quả đó, chuyên đề đã hoàn thành mục tiêu cần đạt. Chuyên đề thực sự có ý nghĩa trong việc mở rộng sự hiểu biết của học sinh về truyện thơ Nôm Tày đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, chúng tôi tập trung vào tính ứng dụng của luận văn trong công tác giáo dục học sinh. Từ những cơ sở lí luận chung, chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh và lựa chọn những nội dung cơ bản, phù hợp với nhận thức, trình độ của học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ. Từ đó đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh Trường

THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Cũng trong chương 3 này, chúng tôi thiết kế thể nghiệm một chuyên đề học tập tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh. Chuyên đề tập trung vào giáo dục văn hóa ứng xử học đường ở trường THCS Hoàng Văn Thụ. Được thiết kế thành các hoạt động học tập cụ thể, kết hợp giữa học và chơi, chuyên đề đã tạo hứng thú cho học sinh đồng thời khắc sâu những nội dung về nét đẹp trong văn hóa ứng xử với thầy cô, bạn bè. Như vậy, chương 3 của luận văn mang tính vận dụng thực tế cao. Tổ chức linh hoạt, thành công các buổi ngoại khóa hoặc chuyên đề học tập sẽ là một nhân tố nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

KẾT LUẬN

1. Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống… trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội và gia đình. Văn hóa ứng xử là là một hệ thống các quy tắc ứng xử chuẩn mực về hành vi, thái độ của con người đối với các quan hệ gia đình và xã hội. Thông qua văn hóa ứng xử có thể biết được sự phát triển của một quốc gia, một xã hội hay một tộc người. Văn hóa ứng xử là thước đo phản ánh tư duy, trình độ nhận thức, cách xử thế của con người. Văn hóa ứng xử của người Việt mang nét đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết, trọng tình, trọng nghĩa.

2. Truyện thơ Nôm Tày là thể loại văn học tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày với số lượng tác phẩm khá phong phú, nội dung phản ánh muôn mặt đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Tày. Qua các truyện thơ Nôm Tày con người học được những giá trị chân thiện mĩ được gửi gắm qua tác phẩm, hướng con người đến lối sống tích cực, nhân văn. Một trong những giá trị tiêu biểu mà truyện thơ Nôm Tày đem lại có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với thế hệ sau đó là văn hóa ứng xử. Cụ thể là văn hóa ứng xử trong gia đình (gồm văn hóa ứng xử trong mối quan hệ cha mẹ - con cái; văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng; văn hóa ứng xử trong mối quan hệ anh chị em). Văn hóa ứng xử ngoài xã hội (văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa bề dưới với bề trên; văn hóa ứng xử trong mối quan hệ bạn bè; văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa người chịu ơn và người làm ơn). Điểm chung của văn hóa ứng xử trong gia đình là lòng hiếu thảo, đức hi sinh, nhường nhịn, vị tha, hết lòng xây đắp, vun vén cuộc sống gia đình. Truyện thơ Nôm Tày còn phản ánh nét đẹp trong văn hóa ứng xử ngoài xã hội giữa con người với con người, đó là lối sống đẹp trên kính dưới nhường, tôn trọng, tin tưởng, sống trọng tình, trọng nghĩa. Truyện thơ Nôm Tày phản ánh một cách nhẹ nhàng, mộc mạc tâm tư, tình cảm của

đồng bào dân tộc với những bài học về mối quan hệ ứng xử giàu tính nhân văn. Vì vậy nó thu hút được người đọc, người nghiên cứu đồng thời tác động tích cực đến nhận thức và hành động của con người trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.

3. Khi nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ Nôm Tày, chúng tôi nhận thấy nét đẹp văn hóa trong truyện rất gần gũi với đời sống đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)