7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Văn hóa ứng xử ngoài xã hội
2.2.2. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ bạn bè
Tình cảm bạn bè là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng. Tình bạn đẹp được xây dựng trên nền tảng của sự chân thành, gắn bó, vị tha, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Từ xa xưa, cha ông ta đã nói đến tình bạn qua các câu ca dao như:“Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên”; “Bắt
con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa”; “Ai ơi nhớ lấy câu này/ Tình bạn là mối duyên thừa trời cho” … Qua đó đủ để thấy tình
bạn đáng quý trọng biết nhường nào.
Văn học Việt Nam có không ít tác phẩm ca ngợi tình bạn trong sáng, gắn bó bền chặt. Cũng viết về mối quan hệ bạn bè, truyện thơ Nôm Tày đề cao tấm chân tình và cách ứng xử của những người bằng hữu. Một trong những truyện hay nhất nói về tình bạn đẹp là truyện Lưu Bình - Dương Lễ. Truyện ca ngợi
tình bạn chân thành, thủy chung, hết lòng hết sức giúp đỡ bạn để bạn thành tài. Truyện thơ Nôm Tày Lưu Bình - Dương Lễ có cùng cốt truyện với các bản
truyện, thơ, phú, chèo được ghi bằng cả văn tự chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Mặc dù cùng cốt truyện, nhưng bản truyện thơ Nôm Tày có những tình tiết sáng tạo riêng của các tác giả người dân tộc thiểu số làm cho truyện trở nên gần gũi, sinh động và dễ cảm nhận đối với người dân Tày.
Tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ nảy nở khi cả hai cùng chung chí hướng. Họ đều là những người ham học hỏi, gặp nhau cắt máu ăn thề kết tình bằng hữu:
“ Kết bạn đi cùng nhau học chữ Ai nên người chớ phụ ngày sau. Cắt máu uống cùng nhau thề nguyện Bạn bè kết huynh đệ đồng sinh
Hai người cùng nhau lên kinh kì ra sức học tập, mong muốn đỗ đạt làm quan, đem sức lực phục vụ triều đình, làm rạng rỡ dòng họ, báo đáp công ơn “thánh sư”. Với sự thông minh sẵn có lại có người thầy tận tâm dạy văn chương, chữ nghĩa và đạo lí làm người, cả Lưu Bình và Dương Lễ đều tích luỹ được nhiều kiến thức, quyết thi thố với đời. Năm đó, triều đình mở khoa thi kén chọn người tài, hai người bạn từ biệt thầy đi thi. Khoa thi năm ấy chỉ có Dương Lễ đỗ đạt Trạng nguyên, được triều đình trọng dụng, trở thành quan lớn sống trong phủ đệ xa hoa. Còn Lưu Bình không đỗ đạt, buồn chán lang thang, sau đó trở về quê nhà. Cuộc sống của Lưu Bình ngày càng khó khăn, của cải gia đình tiêu tán, mất mùa lại thêm loạn lạc khiến cho Lưu Bình phải chạy ăn từng bữa. Nhớ đến bạn mình đang làm quan to Lưu Bình tìm đến cậy nhờ sự giúp đỡ:
“Thân mình thêm rách rưới hàn cơ Bữa đó đặng chàng bơ vơ khôn đặng Liền đi tìm nhà Trạng ngày xưa”
(Lưu Bình - Dương Lễ)
Thế nhưng khi đến nhà Dương Lễ nơi “Cổng dinh sừng sững uy nghi/ Cửa sổ khắp tứ vi thung hoắc” thì Lưu Bình không được đón tiếp chu đáo.
Dương Lễ không ra mặt gặp bạn mặc dù “Trạng nguyên thương ngóng trông trong dạ” mà sai đày tớ hắt hủi Lưu Bình. Bữa cơm nhà quan, Lưu Bình được
mời bằng bát cơm nguội và quả cà chua.Tất cả việc làm của Dương Lễ là để khích chí bạn mình.Lòng tự trọng bị tổn thương, Lưu Bình ngậm đắng nuốt cay bỏ về.Ngay sau đó Dương Lễ đã làm một việc xưa nay hiếm người làm đó là gọi ba người vợ lên kể câu chuyện về chàng nho sinh Lưu Bình “Mười năm bạn đèn sách học hành”, đó là người “Kết cỏ cùng tử sinh nghĩa trọng”. Bây giờ bạn gặp khó khăn, đói rét cơ hàn nên Dương Lễ muốn một trong ba người vợ của mình đến nhà Lưu Bình giúp đỡ bạn mình, nuôi ăn, nuôi học đến khi Lưu Bình đỗ đạt thành tài. Đây là một sự hi sinh vì tình bạn, cách cư xử thật đẹp, trọng nghĩa, trọng tình trong quan hệ bạn bè. Dương Lễ biết bạn sẽ giận
mình khi bị đối xử tệ bạc nhưng vì tương lai xa hơn của bạn, Dương Lễ không giải thích mà chỉ âm thầm giúp đỡ bằng cách sắp xếp cho người vợ thứ ba của mình là nàng Châu Long đến giúp đỡ Lưu Bình:
“Ta cho đi nuôi bạn học hành Dù có ở bao năm cũng chịu
Dẫu bạn muốn kết nguyện vợ chồng Thì nàng hãy tạm dùng kế ấy”
(Lưu Bình - Dương Lễ)
Cách cư xử của Dương Lễ đối với bạn thật cao cả và trọn nghĩa vẹn tình. Sẵn sàng dặn vợ đi “bao năm cũng chịu” và nếu Lưu Bình có muốn nên duyên vợ chồng thì “hãy tạm dùng kế ấy”. Ngày chia tay vợ Trạng nguyên cũng đau xót vô cùng:
“Vợ chồng đạo tao khang kết tóc Ai lại muốn cách biệt xa nhau Bởi vì bạn nho sĩ chưa đỗ
Mới phải đi cách lộ nuôi chàng” (Lưu Bình - Dương Lễ)
Rất yêu vợ và cũng rất thương bạn, Dương Lễ đã chọn cách hi sinh hạnh phúc của mình vì bạn. Chỉ bằng việc làm đó ta thấy đây là một tình bạn đẹp, đáng trân quý vô cùng.
Châu Long dùng số tiền của Dương Lễ để mua nhà, mời thầy về dạy Lưu Bình, hết lòng hết sức vì Lưu Bình theo lời dặn dò của Dương Lễ. Nhờ có sự chu đáo của Châu Long mà Lưu Bình học hành miệt mài chăm chỉ, quyết chí học hành và thi đỗ Trạng nguyên. Châu Long biết tin Lưu Bình đã thành tài, nàng thu xếp nhà cửa, gửi lại hàng xóm và trở về phủ Dương Lễ. Sau khi nghe vợ kể mọi chuyện về việc chăm sóc, giúp đỡ Lưu Bình, Dương Lễ hết lời khen vợ và chờ đợi đến ngày gặp lại bạn hiền năm xưa. Khi Lưu Bình trở về không tìm thấy Châu Long, Trạng buồn lòng, rầu rĩ. Một ngày nọ, Lưu Bình tìm đến
phủ Dương Lễ, khi ba người vợ của Dương Lễ lên mời rượu thì Lưu Bình gặp lại Châu Long, từ ngạc nhiên đến bất ngờ và cuối cùng là biết được sự thật Châu Long là vợ ba của Dương Lễ và được Dương Lễ cử đến để giúp mình. Lưu Bình cảm động vô cùng trước tình cảm và sự hi sinh của bạn. Truyện Lưu
- Bình Dương Lễ ca ngợi tình bạn đẹp, giàu tính nhân văn sâu sắc. Truyện
truyền cảm hứng về tình bạn khiến người đọc, người nghe vừa cảm phục vừa ngưỡng mộ và rút ra bài học quý trong cách ứng xử với bạn bè.
Tình cảm bạn bè còn thể hiện ở việc giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, đặt lợi ích của mình dưới lợi ích của bạn. Đó là cách ứng xử của Nhân Lăng với các nàng tiên trong truyện thơ Nôm Tày Nhân Lăng. Chuyện kể về nhân vật
Nhân Lăng mồ côi cha từ khi còn nhỏ, lớn lên hết lòng hiếu thuận với mẹ, đi xin ăn nuôi mẹ và nuôi thân. Thấy hai mẹ con Nhân Lăng vất vả, cơ cực, trưởng giả mách nước cho chàng đi bói với thầy Thiên Nhan Quỷ Cốc để biết số giàu nghèo, dở hay như thế nào. Cũng muốn đổi đời nên Nhân Lăng từ biệt mẹ rồi lên đường. Trên đường đi chàng gặp các nàng tiên Ngư Lân, nàng tiên Hoa Cam, nàng tiên Thọ và nàng tiên coi vườn trúc, các nàng tiên nhờ Nhân Lăng xem bói giúp. Mặc dù chưa biết việc của mình có thuận lợi, như ý hay không nhưng Nhân Lăng đều vui vẻ nhận lời những người bạn mới gặp lần đầu. Đến gặp thầy Quỷ Cốc, Nhân Lăng xin bói cho năm quẻ nhưng phải trả nhiều tiền lễ, không có tiền Nhân Lăng phải ở nhà thầy lấy củi trả công trong vòng ba năm. Ba năm làm thuê trả công cho năm quẻ bói. Nếu chỉ bói cho riêng mình chỉ mất một năm thôi “Bói năm quẻ phải ở làm công ba năm/ Bói một quẻ chắc
chỉ làm công năm, bảy tháng”. Nhưng tinh thần vì bạn - những người bạn mới
quen - Nhân Lăng không hề mảy may kêu than, không phàn nàn, tự trách mình mà tự nguyện:
“Ở trong nhà quan cả vui lòng Xin lấy củi đền công sư phụ” (Nhân Lăng)
Chàng làm được một năm, nhớ mẹ, nhớ nhà, lo lắng mẹ không có người chăm sóc, Nhân Lăng xin thầy cho về nhưng bị từ chối. Chàng bỏ về một quãng đường, đến lúc này việc của mình không đạt được mục đích nhưng chàng lại thấy áy náy với các nàng tiên chưa giúp được họ. Vừa tiếc công vừa nghĩ đến việc các nàng tiên nhờ nên Nhân Lăng quay lại để rình xem thầy có nói gì đến quẻ bói không. Khi nghe được kết quả các quẻ bói chàng mừng rỡ quay về. Gặp lại các nàng tiên, Nhân Lăng giải đáp cho từng người một và sẵn sàng ở lại để giúp đỡ những người bạn tiên như đi tìm và chặt bỏ cây trúc dài bảy gang hai nắm tay trong cả vườn trúc dài vô tận cho nàng tiên vườn trúc. Về đến xứ sở trăm hoa, Nhân Lăng tỉ mẩn tìm từng sợi tóc để nhổ cho bằng được sợi tóc dài hơn bảy gang, “đen đào từng gióng”, rễ tóc ăn sâu và ăn rộng khắp đầu “vòng quanh lẫn lộn trên đầu” cho nàng tiên Thọ; giúp nàng tiên Cam đào hết bạc vàng ở gốc cam đem đi cất ở một nơi xa; giúp nàng tiên Ngư Lân lấy viên ngọc ở trong đầu ra để thoát khỏi những cơn đau đầu triền miên. Mặc dù rất muốn về nhà, rất mong gặp mẹ nhưng khi những người bạn gặp khó khăn, nhờ giúp đỡ Nhân Lăng không bao giờ từ nan, việc nào chàng cũng hoàn thành. Có thể thấy tinh thần vị tha của Nhân Lăng thật cao cả.
Những người bạn tiên nữ của Nhân Lăng cũng hết lòng hết sức vì bạn. Khi Nhân Lăng hỏi cưới công chúa Quyển Vương,chàng bị nhà vua thách cưới rất cao, đòi lễ là những vật hiếm lạ. Nhân Lăng tìm đến những người bạn tiên để được giúp đỡ. Các nàng tiên ai cũng ra sức giúp Nhân Lăng mà chẳng đòi hỏi ân huệ gì. Họ coi nhau là bạn và đã là bạn phải cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, thấu hiểu cảm thông với nhau. Nàng tiên Ngư Lân giúp Nhân Lăng tới năm lần mà không đắn đo, suy tính. Cũng có lúc nàng đưa Nhân Lăng qua sông đi lấy bạc vàng làm lễ cưới, đi xin muông thú lễ vật, có lúc giúp Nhân Lăng của cải cho đủ lễ vật cưới vợ. Cách ứng xử của Ngư Lân với bạn cho thấy tinh thần tận tâm tận lực, hết lòng vì bạn thật đáng quý, đáng trân trọng. Nàng sẵn sàng giúp bạn cả về vật chất lẫn tinh thần, chỉ mong bạn mình có cuộc sống viên mãn, hạnh
phúc. Không chỉ có Ngư Lân giúp đỡ, Nhân Lăng còn được nàng tiên Hoa Cam ủng hộ, tìm giúp lễ vật. Nàng tiên Thọ cũng sẵn sàng giúp đỡ Nhân Lăng tìm trăm thứ hoa để làm lễ cưới. Nàng tiên vườn trúc giúp Nhân Lăng bằng cách gọi bạn đến chọn cây, vác cây về trần gian cho Nhân Lăng. Các nàng tiên đều hết lòng vì Nhân Lăng mà không ngại khó, ngại khổ. Số lễ vật mà Nhân Lăng nhờ bạn đều được sắm sửa đầy đủ, thậm chí còn thừa nhiều hơn số lễ vật nhà vua yêu cầu. Truyện Nhân Lăng đã ca ngợi tình bạn đẹp. Các nhân vật đều có
tinh thần vì bạn, hết lòng giúp đỡ bạn không toan tính thiệt hơn, không đòi đền đáp công ơn. Nét đẹp trong văn hóa ứng xử trong tình bạn được truyện thơ Nôm Tày phản ánh thật sâu sắc.
Cũng đề cập đến tình bạn, truyện Nàng Kim cho ta thấy tình bạn luôn hiện hữu. Khi gặp khó khăn, những người bạn tốt bao giờ cũng động viên, giúp đỡ mình. Ở truyện Nàng Kim, nhân vật Nàng Kim là nàng tiên con Phật, vì đi ngắm cảnh xem hoa nơi hạ giới về muộn nên bị Bụt Cả đuổi xuống hạ giới, bị biến thành khỉ. Khi được Chúa Ba đưa về cung, nàng Kim đã lần lượt vượt qua các thử thách của nhà vua nhờ vào sự giúp đỡ của các bạn tiên.Đầu tiên là thi làm cỗ, nấu nướng các món ăn ngon, lạ cao sang. Lần thứ hai là thi khâu áo, trong khoảng giờ Tuất đến giờ Tý, áo khâu phải vừa đúng cái áo vua cha đang mặc.Lần thi thứ ba là thi nhan sắc. Nhờ có được sự trợ giúp của các bạn tiên, nàng Kim lần lượt vượt qua ba cuộc thi và cuối cùng đã có một cuộc sống tốt đẹp. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một cuộc sống công bằng, người lương thiện luôn được giúp đỡ. Truyện cũng ca ngợi tình bạn thắm thiết, biết giúp đỡ nhau lúc khó khăn của nàng Kim và các bạn tiên nữ.
Trong truyện Nôm Tày Nàng Ngọc Dong, tình bạn của Ngọc Dong với
những người bạn ở cõi âm thế cũng thật cảm động.Nàng Ngọc Dong là vợ
Trạng nguyên Nông Đình Chi. Vì trước đây bố chồng nàng ăn trộm tượng đồng trên chùa nên Diêm Vương bắt tội Ngọc Dong thay bố chồng. Ngọc Dong chết, có người hầu gái tên Đàm chết cùng, sang sống ở cõi âm phủ. Lúc bấy giờ Đình
Chi phải đi nhậm chức nơi Hạ Hồng. Sau đó, chàng gặp người hầu gái Đàm và biết rõ nguồn cơn vợ mình chết. Đình Chi trở về dương gian, lập chùa, đúc tượng, thành tâm cúng khấn. Diêm Vương biết được Đình Chi có tấm lòng nên tha cho hồn Ngọc Dong trở về thân xác. Khi nàng được Diêm Vương cho trở về dương gian, hoàng hậu và các vị quý phi đã rất vui mừng cho nàng, bịn rịn, quyến luyến không muốn rời xa:
“Tất thảy bạn nữ nhi mừng khắp Dập dìu như bướm lượn tháng ba
Người người mừng ngọc ngà Dong Thị…” (Nàng Ngọc Dong)
Sự lưu luyến còn được thể hiện ở cư chỉ “cầm tay”, “ôm”, „bá vai” thật tình cảm:“Tiên nữ cùng đến xem Dong Thị/ Người cầm tay ôm vịn bá vai”.
Chính Ngọc Dong cũng xúc động vô cùng trước tình cảm của những người bạn dành cho mình.
Có thể thấy, trong các truyện thơ Nôm Tày, tình cảm bạn bè luôn được ngợi ca, trân trọng. Cách ứng xử trong quan hệ bạn bè của người Tày chân chất, mộc mạc, xuất phát từ tấm lòng vì bạn, vì người khác. Cách ứng xử đó xứng đáng là những bài học quý để góp phần giáo dục cho các thế hệ sau.