Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa người chịu ơn và người làm ơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 76 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Văn hóa ứng xử ngoài xã hội

2.2.3. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa người chịu ơn và người làm ơn

Một trong những truyền thống văn hóa đáng quý của người Việt Nam nói chung, của người dân Tày nói riêng là nét đẹp trong văn hóa ứng xử giữa người chịu ơn và người làm ơn.

Lối sống tập trung, đoàn kết trong cộng đồng đã tạo nên sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau của con người. Từ xa xưa, để nói về lòng biết ơn với thế hệ đi trước cha ông ta đã răn dạy con cháu mình bằng những câu tục ngữ, ca dao:

“Cây có cội, nước có nguồn”,“Cây kia ăn quả ai trồng/ Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu”… Lòng biết ơn đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc

ta, thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, luôn sẵn sàng cưu mang giúp đỡ lẫn nhau.

Đồng bào dân tộc Tày cũng mang đầy đủ nét đẹp văn hóa đó. Trong các truyện thơ Nôm Tày, cách ứng xử giữa người làm ơn và người chịu ơn được thể hiện trong khá nhiều tác phẩm như truyện Nhân Lăng, Lưu Tương, Nàng Quyển…

Trong truyện Nhân Lăng, cách cư xử giữa người làm ơn và người chịu ơn thể hiện qua việc làm, hành động của Nhân Lăng và các nàng tiên. Nhân Lăng làm ơn bằng cách nhận lời giúp đỡ các nàng tiên Ngư Lân, nàng tiên Thọ, nàng tiên vườn trúc… đi xem quẻ bói với thầy Quỷ Cốc. Chàng nhận lời và đã cố gắng hết mình để có được kết quả quẻ bói cho các nàng tiên. Mặc dù chàng đã phải làm thuê để trả công cho thầy trong vòng một năm trời nhưng chàng vẫn vui vẻ, không so đo tính toán. Rồi khi có kết quả quẻ bói chàng lại hết lòng giúp các nàng tiên như tìm chặt cây trúc bảy gang hai nắm cho nàng tiên vườn trúc, nhổ sợi tóc độc cho nàng tiên Thọ, đào vàng bạc chuyển đi nơi khác cho nàng tiên Hoa Cam… Những việc làm đó Nhân Lăng không hề đòi hỏi bạn mình phải trả ơn. Còn những nàng tiên trong truyện lại vô cùng cảm mến người con trai trọng tình trọng nghĩa này. Những nàng tiên là người chịu ơn và cách hành xử của họ để trả ơn đó là tự nguyện làm vợ Nhân Lăng. Dù các nàng tiên tự nguyện trả ơn bằng cách ngỏ ý làm vợ mình nhưng Nhân Lăng đều từ chối. Trong suy nghĩ của chàng có nét phảng phất tư tưởng của nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Nôm cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu: “Làm ơn há dễ mong

người trả ơn?”. Từ vai người làm ơn Nhân Lăng cũng có lúc sắm vai người chịu ơn khi nhờ đến sự giúp đỡ của các nàng tiên. Vì cần đủ số lượng sính lễ để

cưới được công chúa Quyển Vương nên Nhân Lăng đã đến nhờ các nàng tiên giúp đỡ. Các nàng tiên là người làm ơn rất mừng vì tin bạn hỏi được công chúa làm vợ nên dốc lòng giúp đỡ. Với sự giúp đỡ của các nàng tiên, chỉ trong ít ngày, Nhân Lăng đã nộp đầy đủ sính lễ và cưới được công chúa làm vợ. Nói tóm lại cách ứng xử giữa người làm ơn và người chịu ơn ở đây thật chân thành. Họ sẵn sàng giúp đỡ nhau không màng vật chất, không suy tính thiệt hơn, không mong sự đền bù công sức. Cách ứng xử đó sẽ mãi là bài học quý cho mỗi người.

Trong truyện Lưu Tương, nhà vua nước Sở khi chạy trốn giặc Phàn đã vào nhà dân xin sự giúp đỡ:

“Sở vương cất lời nói: Ơn người Có lòng thương yêu tôi đói rách Cứu sinh kẻ hành khất ấm thân Đời đời nhớ công ơn cứu mạng Được cưu mang ăn uống nặng ơn” (Lưu Tương)

Lúc này vua là người chịu ơn thần dân của mình khi họ không màng nguy hiểm ra sức bảo vệ vua, cho ăn, cho ngủ, đảm bảo an toàn tính mạng của nhà vua. Những người dân ấy giúp đỡ vua mà không đòi hỏi lợi ích gì cho mình. Người làm ơn đầy tình nghĩa, thấu hiểu cho hoàn cảnh của nhà vua đang phải trốn tránh giặc, biết đặt mình vào vị trí của người khác khi nghĩ sâu xa là ai rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế cũng cần sự giúp đỡ. Từ nhận thức đúng đã đưa đến hành động đúng của người dân, đó là chủ động cưu mang, giúp đỡ nhà vua. Cách cư xử giữa người làm ơn và người chịu ơn chưa dừng lại ở những chi tiết đó, mà nó còn trọn vẹn hơn, đẹp hơn khi nhà vua đã thoát nạn trở về triều đình, vẫn rất trân trọng, không quên ơn những ân nhân đã cứu mạng mình:

“ Sắc phong chức quan phủ coi dân Quan Lý Hiến cám ơn ân đức

Mọi người và chầu chực Sở vương Ơn vua ban phong quan quyền quý Khắng thiên hạ cai trị an dân

Truyền lệnh ai có công được thưởng”

Qua một số truyện thơ Nôm Tày nói về tình cảm và cách cư xử giữa người làm ơn và người chịu ơn, ta thấy đây là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, chúng tôi tập trung làm rõ những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ Nôm Tày. Cụ thể là tập trung vào văn hóa ứng xử trong gia đình và văn hóa ứng xử ngoài xã hội. Có thể nói, truyện thơ Nôm Tày chủ yếu phản ánh, ngợi ca, đề cao, trân trọng những nét đẹp văn hóa trong cách ứng xử của con người. Trong gia đình đó là mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Con cái luôn hiếu thảo, kính trọng, vâng lời, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ luôn yêu thương và muốn dành mọi điều tốt đẹp cho con. Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ vẫn được đề cao theo tư tưởng Nho giáo, chữ Hiếu được đưa lên hàng đầu. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng cũng là một chủ đề lớn trong truyện thơ Nôm Tày. Vợ chồng yêu thương, thuận hòa, thủy chung son sắt. Những người vợ giàu đức hi sinh, là chỗ dựa tinh thần, là hậu phương vững chắc của chồng. Truyện thơ Nôm Tày chủ yếu ngợi ca tình cảm thắm thiết, thủy chung trong mối quan hệ vợ chồng. Trong gia đình mối quan hệ giữa anh chị em được truyện thơ Nôm Tày phản ánh một cách chân chất, mộc mạc, đậm tình yêu thương. Đó là sự lo lắng, giúp đỡ, cùng nhau vượt quan khó khăn, là sự thấu hiểu, cảm thông chia sẻ của những người con chung một mái nhà. Tất cả những điều tốt đẹp đó làm nên nét văn hóa ứng xử trong gia đình rất đáng trân trọng của đồng bào dân tộc Tày. Không chỉ phản ánh mối quan hệ trong gia đình, truyện thơ Nôm Tày còn cho thấy tư tưởng chung về văn hóa ứng xử của người dân tộc Tày trong các mối quan hệ ngoài xã hội. Đó là cách ứng xử giữa người bề trên với người bề dưới, quan hệ bạn bè, giữa người làm ơn và người chịu ơn…. Dù có địa vị xã hội, tuổi tác, nghề nghiệp, công việc khác nhau nhưng cách ứng xử của các nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày luôn là bài học qúy cho người đọc về cách đối nhân xử thế. “Trên kính dưới nhường”, luôn giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, không coi khinh người nghèo khổ… là những nét đẹp trong văn hóa ứng xử giữa người bề trên với người bề dưới trong truyện thơ Nôm Tày. Trong quan hệ bạn bè, tinh thần

“vì bạn”, “vì mọi người” đã trở thành một nét đẹp văn hóa. Những người bạn luôn tin tưởng, yêu quý và dành cho nhau sự trận trọng, giúp đỡ hết lòng. Trong tình bạn đó có cả lòng vị tha, có cả đức hi sinh cao cả. Cách ứng xử giữa người chịu ơn và người làm ơn được các truyện thơ Nôm Tày tập trung ca ngợi. Người làm ơn là những người trọng nghĩa, trọng tình giúp đỡ người khốn khó không đòi hỏi đền đáp. Ngược lại người chịu ơn luôn biết ơn, kính trọng, tìm mọi cách đền đáp công ơn của người đã giúp đỡ mình. Mối quan hệ biết người, biết ta trở thành nét văn hóa đẹp.

Từ những biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử trong truyện thơ Nôm Tày, chúng tôi nhận thấy những nét đẹp này cần được nhân rộng và phát huy. Nét đẹp, mặt tích cực trong văn hóa ứng xử cần được vận dụng trong cuộc sống, nên được nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng thành những chuyên đề, bài giảng, buổi ngoại khóa… có tính giáo dục đối với học sinh. Đây cũng là nhiệm vụ khoa học mà chương 3 của luận văn này đề cập đến.

Chƣơng 3

TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ TỪ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ, HUYỆN

CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)