7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình
2.1.3. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ anh chị em
Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng tình cảm gia đình, trong đó mối quan hệ anh chị em được cha ông răn dạy từ xa xưa qua các câu ca dao, tục ngữ: “Anh
em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”; “Chị ngã em nâng”; “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”… Mối
quan hệ giữa anh chị em trong gia đình là tình cảm gắn bó, keo sơn, biết sống vì nhau.
Truyện thơ Nôm Tày cũng đề cập đến tình cảm anh chị em trong gia đình, qua đó ca ngợi cách ứng xử đẹp, thể hiện nét văn hóa Tày trong đời sống văn hóa. Trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa,nhiều chi tiết nói về tình cảm chị em
làm xúc động lòng người. Nàng Cúc Hoa bị cha ép duyên nên trốn lên miền
“lâm san ngàn dã”. Khi cha nàng tìm được khuyên con nên trở về, mặc dù không ưng lòng nhưng sự trở về của Cúc Hoa là vì nhớ mẹ, vì nhớ hai chị gái của mình:
“ Thân nàng lo bối rối nhiều phần Một là nhớ hai thân già cả
Hai là nàng nhớ mẹ đẻ chồng Ba là yêu hai nàng bậc chị
Bốn là thương anh cả Tống Trân” (Tống Trân - Cúc Hoa)
Thấy em gái trong hoàn cảnh tội nghiệp, bị cha ép duyên phải trốn lên rừng sâu, hai chị gái thương xót em vô hạn, muốn giúp đỡ em mà phận nữ nhi yếu ớt, lại sợ cha nên hai chị chỉ biết an ủi động viên em gái bằng lời:
“Hai chị khóc dấm dứt xót xa Thương lắm hỡi Cúc Hoa em chị Mẹ đẻ ta ba Thị thiếu niên
Ba ta ba lưỡi kiềng châu lại Cùng chăm nom cha mẹ lão thân Không thể không tu thân chờ đợi”
Tình cảm chị em gái trong nhà thấu hiểu sẻ chia là vậy. Chị em hòa thuận, mến thương. Đó cũng là nét đạo lí đẹp của người Việt Nam nói chung và của dân tộc Tày nói riêng. Cũng là tình cảm chị em, nhưng là tình cảm của bậc làm chị vợ với người em rể. Đó là tình thương, niềm tin của hai người chị gái Cúc Hoa dành cho Tống Trân. Khi hết hạn mười năm đi sứ, Tống Trân trở về quê nhà những mong đoàn tụ cùng mẹ già, vợ hiền và họ hàng người thân. Nhưng đi lâu, quan ngại “xa mặt cách lòng” nên giả làm người ăn mày vào
thăm dò tin tức. Tống Trân đến nhà Trưởng giả, bố của Cúc Hoa thì biết được tin Cúc Hoa bị cha ép lấy chồng. Tiệc bàn linh đình nhưng Trưởng giả và gia nô miệt thị, khinh khổ Tống Trân. Chỉ có hai người chị gái nhận ra người ăn mày chính là em rể của mình:
“Cảnh Nữ cùng Thị Tây hai chị Thấy chàng bèn đi tới sau lưng Cùng trao đổi rồi cùng nhận xét Trên đời chuyện giống mặt sự thường Người này đích Tống Trân chính xác”
(Tống Trân - Cúc Hoa)
Đem chuyện nói lại với cha thì hai nàng bị trưởng giả mắng “Có còn Tống Trân đâu mà nói/ Nó đã chết sống lại ngày nào?”. Sự vô tâm, vô tình của
cha khiến hai người chị vô cùng tức giận:
“Hai chị giận xiết bao đau xót
Trông thấy người thất nghiệp cô thân Mặt mũi hệt Tống Trân hình hiện Hai chị lòng những mến kẻ bần Thương em rể mười phần vẹn vẹn”
(Tống Trân - Cúc Hoa)
Cách cư xử của hai người chị cho thấy nhân phẩm đáng quý của hai nàng. Nếu là người khác, đặt vào cảnh ngộ gặp lại Tống Trân là kẻ ăn mày, có
lẽ họ đã buông lời miệt thị, khinh nghèo, chê bẩn, dùng lời lẽ xúc phạm. Nhưng hai chị gái của Cúc Hoa lại không như vậy, họ một mực thương em rể, xót xa cho cảnh ngộ của em:
“Hai chị cứ trông ngóng không thôi Đầy miệng nuốt không trôi cơm thịt Trộm nhìn chàng thất nghiệp cô thân Mặt mũi như Tống Trân em đó
Hai chị lòng những nhớ chẳng quên Lập tức dọn các mâm dồn lại
Thịt cá cùng cơm rượu thết quan Thân tộc cùng họ hàng mắng chửi Hai chị nghe tức tưởi giận căm” (Tống Trân - Cúc Hoa)
Tấm lòng của hai chị được Tống Tân khắc ghi trong lòng. Chàng hứa với lòng mình sau khi đã làm rõ trắng đen, xử người có tội sẽ đền đáp công ơn của hai chị. “Tình con người là nặng ngàn vàng Hai chị còn chính chuyên chẳng lệch Nay mai em về thật bản làng Bạc vàng sẽ đền công hai chị” (Tống Trân - Cúc Hoa)
Qua cách ứng xử của các nhân vật trong truyện ta thấy tình chị em trong gia đình thật cao cả và cảm động.
Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan có cốt truyện đơn giản nhưng tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về mối quan hệ cha, mẹ - con cái, vợ - chồng đặc biệt là tình cảm chị em sâu đậm. Thị Đan và Nam Kim có hoàn cảnh khá tương đồng. Nam Kim là chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ. Thị Đan cũng mồ côi cha từ khi còn nhỏ. Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau, hai người có tình cảm sâu đậm, thề
nguyền, hẹn ước. Nhưng mẹ của Thị Đan lại “tham nhà giàu nhiều lúa nhiều vàng” đã bắt nàng phải lấy Thái Quan, một công tử con nhà giàu có trong làng.
Thị Đan và Nam Kim phải chia lìa từ đây. Chứng kiến mối tình sâu đậm của em gái, lại nhìn thấy em bất lực trước sự ép buộc của mẹ. Chị gái của nàng tên là Thị Âm hết sức thấu hiểu và thương em. Nhiều lần Thị Âm làm sợi dây liên lạc, trao tin tức cho Thị Đan và Nam Kinh. Thị Đan rất tin tưởng ở chị gái mình, tâm sự với chị những điều nàng suy nghĩ, kể về nỗi lòng của mình. Thương em gái bao nhiêu Thị Âm càng ra sức giúp em bấy nhiêu. Thị Âm đưa tấm khăn cho Nam Kinh để làm vật kỉ niệm gợi thương, gợi nhớ khi hai người em bị xa cách. Gặp Nam Kim lời lẽ của Thị Âm thật chân thành, xúc động:
“Từ ngày hai em kết bạn nhau Chị thấy chẳng biết đâu chuyện ấy Hai người yêu nặng nghĩa, nặng tình Em gái chị lệ tràn sớm tối
Thị Đan từng đã nói thật thà Chị coi Nam Kim là em rể Thị Đan mặt rầu rĩ ngày đêm” (Nam Kim - Thị Đan)
Thị Âm là người chị vì em, thương em hết mực. Cũng vì em gái mà Thị Âm thương Nam Kim coi đó là người em rể của mình. Khi Thị Đan vì nhớ Nam Kim nên sinh tương tư, mắc tâm bệnh mà chết, trước khi qua đời nàng chỉ tin tưởng và dặn dò những lời gan ruột cùng chị gái. Mong muốn cuối cùng của Thị Đan là chị gái chuyển lời chào vĩnh biệt đến Nam Kim và nói cho chàng biết, trong lòng Thị Đan chỉ có Nam Kim, đến chết vẫn chỉ yêu mình Nam Kim. Thị Âm lắng nghe em dặn dò mà như thắt từng khúc ruột, nhủ lòng rằng sẽ thực hiện lời trăng trối của em. Người chị này còn xót xa cho cuộc đời em gái khi lấy phải người chồng phụ bạc là Thái Quan. Cuộc sống hôn nhân của Thị Đan với Thái Quan không êm đềm, Thái Quan không quan tâm đến việc vợ
đau ốm, coi mạng sống của Thị Đan thật rẻ rúng. Thậm chí ngày vợ chết Thái Quan cũng không có mặt. Thị Âm phải tìm gọi Thái Quan:
“Em rể hỡi, Thị Đan đã chết Thảy bà con họ trước họ sau Khóc gào lên trời cao thăm thẳm Thị Đan đã bỏ hẳn mọi người”
Sự vô tâm của Thái Quan làm cho Thị Âm xót thương số phận của người em gái. Càng trách Thái Quan, Thị Âm càng thấu hiểu và cảm thương cho thân phận bọt bèo của Thị Đan. Cái chết của Thị Đan không chỉ là lời tố cáo đanh thép chế độ xã hội phong kiến với những hủ tục nặng nề: ép duyên, gia trưởng, độc đoán… mà còn thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống tự do, ước vọng về luyến ái quan theo nhân sinh quan của nhân dân. Bên cạnh đó ta còn thấy được cách cư xử thật cảm động trong mối quan hệ chị em trong gia đình.
Truyện thơ Nôm Tày phản ánh mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình mang đậm nét đặc trưng văn hóa Tày kính trên nhường dưới, anh chị em yêu thương, đùm bọc nâng đỡ nhau trong cuộc sống. Những bài học đạo lí được tác giả dân gian gửi gắm vẫn còn giá trị cho nhiều đời sau.