Thực hiện chuyên đề học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 90 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ

3.2.3. Thực hiện chuyên đề học tập

Thực hiện chuyên đề học tập dưới hình thức cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó đang được nhiều người quan tâm, tạo điều kiện cho các em học sinh có khả năng trình bày trước tập thể, khả năng nghiên cứu sâu về một vấn đề, bồi dưỡng năng lực văn chương cho bản thân. Chuyên đề có thể thực hiện trong phạm vi một tập thể lớp, cũng có thể tiến hành tổ chức hoạt động cho học sinh trong phạm vi toàn trường.

Thực chất việc tổ chức chuyên đề học tập là hoạt động thiết kế một kế hoạch bài học thành các hoạt động cụ thể. Trong quá trình tổ chức chuyên đề cần linh hoạt, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm kích thích khả năng sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Quá trình tổ chức chuyên đề gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên nhằm thiết kế và tổ chức hoạt động trí óc và tay chân cho học sinh giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, nội dung bài học và đạt được mục tiêu xác định.

- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh sẵn sàng nhận nhiệm vụ, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết.

- Học sinh tự chủ, tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Giáo viên hỗ trợ, định hướng, giúp đỡ học sinh.

- Học sinh thảo luận, đưa ra quyết định, lựa chọn của mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận định kết quả và rút ra kết luận, chốt các kiến thức thu được và gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo.

Thiết kế một chuyên đề học tập, giáo viên cần chú ý đạt các tiêu chí về mức độ sinh động, hấp dẫn trong phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh để hỗ trợ, định hướng cho học sinh; khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng thực hiện nhiệm vụ học tập; mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

Trong chuyên đề học tập phải hướng tới tiêu chí đánh giá hoạt động của học sinh về khả năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập; sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; mức độ chính xác, phù hợp của kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Từ những tiêu chí và mục tiêu đặt ra, giáo viên chủ động tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động, chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong học tập.

Đối với việc xây dựng chuyên đề học tập có tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, Tổ chuyên môn chủ động tiến hành sinh hoạt tổ, cùng trao đổi, xây dựng những nội dung về văn hóa ứng xử có thể tích hợp trong các bài giảng hoặc trong các chuyên đề.

Một là, Tổ tiến sinh hoạt chuyên môn lựa chọn nội dung cụ thể về văn hóa ứng xử trong gia đình hoặc văn hóa ứng xử ngoài xã hội.Sau đó tập trung trao đổi, đưa ra ý kiến thống nhất trong cách vận dụng tích hợp các nội dung đã

chọn. Từ những quan điểm chung, giáo viên sẽ vận dụng trong các bài giảng của mình.

Hai là, Tổ chuyên môn cùng nhau xây dựng một chuyên đề học tập tích hợp văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh, phân công giáo viên dạy thể nghiệm, sau đó tổ tập trung nhận xét, rút kinh nghiệm chuyên đề, điều chỉnh, bổ sung để nội dung tích hợp được phong phú và hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)