Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ cha mẹ con cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình

2.1.1. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ cha mẹ con cái

Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa phương Đông nên lối sống trọng tình là một nét đẹp văn hóa. Trọng tình, trọng nghĩa trở thành một nguyên tắc ứng xử trong mọi mối quan hệ của người Việt Nam. Trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn được coi trọng, chăm chút.

Truyện thơ Nôm Tày đề cao chữ “hiếu” trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Quan niệm này có từ rất xa xưa, ngay từ khi còn chưa có chữ viết thì cha ông ta đã truyền miệng từ đời trước sang đời sau những lời răn dạy về đạo hiếu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Hay:

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu.”

Đạo hiếu luôn là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Truyện thơ Nôm Tày đề cao lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Khảo sát qua Tổng

tập truyện thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam chúng tôi thấy có rất nhiều truyện nói về lòng hiếu thảo của con cái với đấng sinh thành như Truyện

Lương Nhân con côi, Truyện Trương Hán - Mẫu Đơn, Nho Hương, Chiêu Đức, Phạm Tử - Ngọc Hoa, Truyện Tống Trân - Cúc Hoa…

Có thể thấy trong hầu hết các truyện thơ Nôm Tày, lòng hiếu thảo của những người con trong gia đình luôn được xem như là một bổn phận, trách nhiệm đối với cha mẹ. Văn hóa ứng xử giữa con cái với cha mẹ thể hiện ở việc con cái luôn luôn vâng lời cha mẹ, yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ bởi công sinh thành, dưỡng dục. Ở trong hoàn cảnh nào con cái cũng luôn nghĩ cho cha mẹ, vì cha mẹ. Lời tâm sự của Ngọc Hoa trong truyện Phạm Tử - Ngọc Hoa với cha mình rằng nàng chưa muốn yên bề gia thất vì lo cho cha mẹ già cả

mà chỉ có một mụn con, nếu nàng đi lấy chồng ai sẽ là người chăm lo cho cha mẹ từng bữa ăn, giấc ngủ. Đó là ý thức trách nhiệm của một người con trong gia đình, coi trọng nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già. Cũng trong truyện thơ Nôm Tày, ta bắt gặp những nhân vật là con mồ côi cha từ nhỏ, sống trong tình yêu thương của mẹ, mẹ con dắt díu nhau đi xin ăn khắp bản như chàng Tống Trân, cùng mẹ đi ăn xin, che chở cho mẹ, nhường cơm cho mẹ. Khốn khó thế nào chàng cũng luôn luôn bên mẹ của mình. Ngay cả khi đã thành danh, trong mười năm đi sứ viễn châu Tống Trân vẫn luôn mong ngóng về mẹ, xót xa khi nghĩ về mẹ già không được con trai chăm sóc, trông nom:

“Nhớ mẹ già lệ sa chẳng ráo Nhớ đến mẹ lão mẫu thân sinh

Lão mẫu sống an ninh hay chẳng? Ngày đêm những lo lắng buồn thân Mình ta nhận mường Nồng đất Hác Bỏ mẹ già đói khát cùng dâu”

(Truyện Tống Trân - Cúc Hoa)

Khi hết hạn đi sứ nước Tần, Tống Trân về nước. Sau khi đã giải quyết ổn thỏa mọi việc, chàng đích thân rước mẹ về báo hiếu:

“Đón rước mẹ quan nhà thân mẫu Trạng nguyên bèn nói với Cúc Hoa Đi theo đón mẹ ta bằng được

Lệnh vua không châm chước dềnh dàng”

(Truyện Tống Trân - Cúc Hoa)

Quan niệm báo hiếu dường như đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người đồng bào, phải biết trả ân, trả nghĩa mới được xem là người có đạo đức. Nhân vật Trần Chu trong truyện Nàng Quyển đã thể hiện rất rõ quan niệm đó. Trần Chu sau bao biến cố đã lên ngôi vua, một trong những điều quan trọng chàng làm sau việc hậu chiến đó là đón mẹ nuôi họ Mã về kinh thành, phong cho bà chức Mẫu vương Thái thái:

“ Liền đón bà mẹ nuôi tức khắc Rước mẹ về cung các với vua

Thuyền hai trăm quân về đón rước, Sụp lạy mẹ tươi đẹp Hà Đông ……….

Con trai - Trần Chu quan - điện bệ Người đi vào quỳ lễ giường loan Phong mẹ lên mẫu vương thái thái”

Chữ hiếu của những người con đối với cha mẹ được thể hiện dưới nhiều hình thức, ngoài gần gũi chăm nom, phụng dưỡng mẹ cha thì có lúc chữ hiếu còn được thể hiện trong nỗi nhớ của những đứa con phải lưu lạc nơi xa không được gần cha mẹ. Trong truyện Nôm Tày Nho Hương, nhân vật Mẫu Đan là

công chúa con vua nhưng bị vua cha đuổi ra khỏi cung điện vì cho rằng công chúa lấy Nho Hương - người ăn mày - là việc rất mất mặt và nhục nhã. Công chúa Mẫu Đan bị đuổi và không được phép mang theo của cải bạc vàng gì. Mẫu Đan cùng Nho Hương lưu lạc khắp nơi xin ăn, trải bao khó khăn, cơ cực. Rất nhiều lần nàng nhớ về mẹ, day dứt trong lòng vì làm cha phiền lòng. Sau này, nhờ có phép màu từ cái trống của Quạ vàng, Nho Hương lập ra một đất nước mới, trở thành vua của Bần quốc, Mẫu Đan được phong làm hoàng hậu. Cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy nhưng không lúc nào Mẫu Đan nguôi ngoai nỗi nhớ về cố quốc, nhớ cha mẹ. Chính vì vậy nàng đã bàn với chồng cho phép mình về thăm cha mẹ. Ngày trở về, Mẫu Đan gặp cha mẹ trò chuyện hàn huyên, hạnh phúc khôn tả:

“Công chúa vào cung dinh lạy Quốc mẫu ngồi cung nghỉ mừng vui Xa mẹ ba xuân rồi hoa nở

Bây giờ mới về lọt, ơi thương Ngày đêm nhớ ngô bươn con đẻ Vua cha ngồi ngai đế cũng thương”

(Nho Hương)

Một nét đẹp trong cách ứng xử của những người con trong gia đình khi cha mẹ qua đời đó là trọn tình, trọn nghĩa. Nàng Mẫu Đan khi biết mẹ qua đời đã hết lòng thương xót, tang lễ kéo dài tới ba tháng, nhà táng nguy nga, lộng lẫy:

“Nước mắt rơi chứa chan như bể Nàng khóc than “hỡi mẹ hỡi thương Cung phi thấy Ngô Bươn vào lọt Mỹ nữ khóc lăn lóc cùng nàng Mọi người mọi khóc than tấm tức”

(Nho Hương)

Trong quan niệm của người Tày, thế giới của người thực như thế nào thì thế giới của người âm cũng như thế. Khi người thân chết đi họ sẽ trở về một thế giới khác, ở đó người đã khuất vẫn cần của cải vật chất để làm ăn sinh sống. Bởi thế việc tế lễ ma chay linh đình, cầu kì không những thể hiện lòng hiếu thảo, tình cảm của người còn sống với người đã khuất mà còn thể hiện mong muốn người chết sẽ có một cuộc sống đủ đầy. Có những người con sẵn sàng bán hết đất đai, của cải để có tiền làm ma thật to trả công lao cho mẹ vợ để rồi sau đó phải chịu nghèo khổ như Lương Nhân trong truyện Lương Nhân con côi. Còn Trương Hán trong truyện Trương Hán - Mẫu Đơn sau khi bán hết của cải làm

phúc cho bố mẹ quy tiên thì trở thành kẻ trắng tay, phải về sống nhờ nhà vợ:

“Bụt đòi hai người về chầu phật Trương Hán lòng lo lắng xót xa Bán hết cả đất đai vườn ruộng Làm phúc cho cha mẹ quy tiên”

(Trương Hán - Mẫu Đơn)

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái thì tình thương luôn được đặt lên hàng đầu. Con cái là núm ruột, là máu thịt của cha mẹ nên cha mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, chỉ có cha mẹ là thương con vô điều kiện. Trong truyện thơ Nôm Tày hình ảnh người cha, người mẹ được xây dựng là những người có tình yêu con vô bờ, thấu hiểu, chia sẻ và luôn mong con có cuộc sống hạnh phúc. Chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo trong mối quan hệ ứng xử, song cách ứng xử trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái của người Tày có phần dân chủ hơn, gắn với đời sống của người đồng bào.

Trong truyện Phạm Tử - Ngọc Hoa, nhân vật Ngọc Hoa được miêu tả là một mĩ nữ có nhan sắc như sao trời, vóc dáng đẹp tựa ngọc ngà lại là tiểu thư con một tướng công giàu có. Thế nhưng tình cảm của nàng lại chỉ dành riêng cho một người có xuất thân thấp hèn. Chàng trai ấy tên là Phạm Tử, một kẻ hành khất, nghèo khổ, không hề môn đăng hộ đối với gia đình Ngọc Hoa. Khi biết con gái mình đem lòng yêu mến sâu nặng một kẻ hành khất thì cha mẹ Ngọc Hoa cũng chấp nhận tình cảm ấy của con. Đây là một cách ứng xử hiếm thấy trong xã hội phong kiến vì quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã ăn sâu trong lối suy nghĩ của con người. Cha Ngọc Hoa chấp nhận mối nhân duyên của con gái tất cả cũng xuất phát từ tình yêu thương, muốn con gái sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình mà không bị ép duyên. Cách ứng xử này rất phù hợp với tư tưởng của người bình dân muốn được tự do yêu đương. Mặc dù cũng đắn đo, nhưng tướng công thấy con ngày càng héo hon nên thương con gái mà hạ cái uy quyền của bậc bề trên, cho người tìm Phạm Tử:

“Tướng công chừng cũng lạ, đắn đo Sự chắc hẳn trời cho gặp gỡ

Tức thời sai đầy tớ trong nhà “Bay đâu, hãy tìm ra Phạm Tử Đón về hỏi mọi sự cho thông”

(Phạm Tử - Ngọc Hoa)

Và khi gặp chàng Phạm Tử, nhìn dung mạo, thấy nghị lực của chàng, tướng công càng có cơ sở để tin tưởng việc lựa chọn của Ngọc Hoa là đúng.Cho rằng mối lương duyên là duyên trời định, ông ủng hộ con gái và để con tự do lựa chọn hạnh phúc của riêng mình:

“Tướng công nói: “Mặc ý con ta Chốn quyền quý hỏi mà từ chối Biết bao nhiêu mối lái đến tìm Con gái ta không ưng lấy một Ta nay không biết thốt lời nào Mặc con sẽ liệu sao trong dạ”

Phạm Tử và Ngọc Hoa nên duyên trong sự chúc phúc của cha mẹ và họ hàng, làng xóm:

“Ta gả con Ngọc Hoa cho đó Cho hai người nên cửa thành đôi Ở với cha làm người rể quý

Trông tổ tiên, cha mẹ, ruộng đồng”

(Phạm Tử - Ngọc Hoa)

Trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa cũng có đoạn nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Đó là khi biết Cúc Hoa có tình cảm với Tống Trân, thấy con gái ngày đêm tương tư sầu não, cha nàng là trưởng giả đã cho gọi mẹ con người ăn mày Tống Trân lại hỏi han sự tình, gia cảnh. Dù không ưng bụng nhưng trưởng giả vẫn gả con gái cho Tống Trân:

“Ta chẳng đòi bạc vàng chi hết Duyên hai con lòng kết gái trai Ta cứ gả không nài tiền bạc ………. Trưởng giả nói sa sả thêm câu Ta sẽ gả Cúc Hoa cho đó Con trở về nói mẹ già hay Sự này mặc trời mây ân ái”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Qua cách ứng xử của những bậc cha mẹ trong truyện thơ Nôm Tày, ta có thể thấy tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ. Đó là một tình cảm tốt đẹp và nhân văn mà con người thời nào cũng hướng đến.

Nói về tình mẹ, không chỉ truyện thơ Nôm Tày mới đề cập đến, tình cảm mẹ dành cho con muôn đời vẫn là ngọt ngào, sâu sắc. Người mẹ nào cũng yêu con, thương con, hi sinh cả bản thân mình cũng vì con. Mẹ Cúc Hoa vì thương con nên lén lút giấu chồng cho con gái mười lạng vàng, để con có chút vốn

liếng mà làm ăn, sinh sống, trang trải nuôi thân. Thương con đang sống trong cảnh đài các giờ phải vất vả, ngược xuôi không nhà không cửa:

“Mẹ đẻ thương con cưng thiếu nữ Mười lạng vàng mẹ giấu đưa nàng Không nói cho chồng sang hay biết”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Có người mẹ nào lại không thương, không xót con, nhất là khi số phận của con mình trải bao biến cố. Mẹ của Cúc Hoa không đồng ý với cách mà chồng bà ép con gái tái giá khi Cúc Hoa vẫn đang thủ tiết chờ chồng trong niềm thương nhớ và khát khao sum họp. Nhưng bà không thể làm gì hơn cho con gái mình khi sống trong xã hội đề cao quyền lực của người đàn ông trong gia đình, quan niệm “xuất giá tòng phu” còn quá nặng nề. Chỉ biết khóc thương con, xót xa cho số phận của con:

“Mẹ nàng đổ nước mắt như mưa Hai ngày rồi nhớ thương con út”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Không chỉ đề cập đến tình cảm của mẹ đẻ dành cho con gái ruột, truyện thơ Nôm Tày còn đề cập đến mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ mẹ chồng - con dâu thường ẩn chứa nhiều sự phức tạp. Nhắc đến mẹ chồng thường mặc định đó là những người phụ nữ khó tính, đáng sợ, để ý, xét nét con dâu. Còn con dâu thì phải làm theo ý mẹ chồng không được đôi co, cãi lời. Chính bởi vậy mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường không gần gũi, thân thiết. Nói về mối quan hệ có phần gay gắt này, ca dao xưa có câu: “ Đói thì ăn khế ăn sung/ Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng

trôi” hay “Bố chồng là lông chim phượng/ Mẹ chồng là tượng mới tô/ Nàng dâu là bồ chịu chửi”.

Tuy nhiên, trong truyện thơ Nôm Tày thì phần lớn mối quan hệ cũng như cách ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu thật sự rất ôn hòa, tình cảm, trọn nghĩa

vẹn tình. Trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa, những đoạn nói về đạo dâu con của Cúc Hoa không chỉ làm xúc động lòng người mà còn khơi gợi biết bao tình cảm cao đẹp. Một nàng tiểu thư khuê các vì tình yêu mà sẵn sàng chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, dù vất vả cực nhọc nhưng Cúc Hoa không hề than thở mà vẫn động viên, lo lắng cho chồng, chăm sóc, hiếu thuận với mẹ chồng, đến bữa nàng thường nhịn ăn nhường cơm, trời rét nàng nhường chăn ấm cho mẹ chồng, nhận mọi khổ cực về mình:

“Nàng Cúc Hoa mọi nhẽ đảm đang Cơm thì nàng để dành lão mẫu Trưa chiều nàng cơm độn cám vàng Để cho mẹ của chồng no bụng”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Rồi khi chồng đi sứ nơi xa, một mình Cúc Hoa phải bươn trải lo toan cuộc sống, hết lòng chăm sóc mẹ chồng, coi bà như mẹ đẻ của mình:

“Từ ngày xa cách biệt Tống Trân Chàng đi sứ Tần đông xa cách Thân nàng tự lo xót buồn phiền Bữa ăn bữa chẳng cơm vào miệng Ngày ngày nuôi lão mẫu, tự lo Sáng sớm như chiều tà chiếc bóng

Thương chồng nàng nuôi mẹ thay chàng”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Sự chu toàn của Cúc Hoa khiến cho mẹ chồng vô cùng cảm động. Bà coi Cúc Hoa như con gái của mình. Lời của bà mẹ chồng từng trải nói về con dâu là sự ghi nhận công lao, là niềm thương, là sự cảm kích:

“Nàng hai bữa trưa chiều nuôi nấng Không thì tôi đã chết còn đâu

Ai hơn đạo con dâu chăm sóc Ơn nàng tôi mới được sống lâu”

Và khi biết con dâu muốn quyên sinh, lòng mẹ chồng thắt lại, bà thương con dâu, thấu hiểu tâm tư của nàng, tìm cách can ngăn con đừng dại dột:

“Lão mẫu rơi nước mắt hàng hàng Gửi lời về với nàng dâu quý

Ơn nàng còn giữ đạo chính minh Con chớ nghĩ quyên sinh hóa xác Bỏ để mẹ đói rách ai trông? Lão mẫu lệ ròng ròng tuôn chảy Dâu ta còn có bụng thảo thương”

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Có thể thấy cách mà con dâu đối xử với mẹ chồng và ngược lại trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa để lại cho người đọc bao thế hệ những suy nghĩ về cách ứng xử trong gia đình. Nó tác động tích cực đến nhận thức của con người đồng thời tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Một trong những truyện thơ Nôm Tày để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về tình mẫu tử là truyện Nàng Ngọc Long. Ngọc Long vốn là con gái của tướng quân Bắc Đẩu nhà trời, một lần vì mải chơi nơi hạ giới mà lạc bạn, lạc đường về, nàng phải ẩn nơi xứ Âm Tang. Sau này nàng gặp chàng trai tên Nam Kinh và trở thành vợ của chàng. Nam Kinh thông minh, ham mê đèn sách, năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ nôm tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS hoàng văn thụ huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)