7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ
3.2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp học, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa là nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trên lớp và mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn.
Để hoạt động ngoại khóa thành công nắm được các bước tiến hành và xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể.
Thông thường, một buổi ngoại khóa được chuẩn bị theo tiến trình sau: - Tổ/ nhóm chuyên môn, bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ phụ trách sẽ trao đổi, bàn bạc lựa chọn nội dung và hình thức của buổi ngoại khóa.
- Lựa chọn thời gian tiến hàn, xây dựng kế hoạch chi tiết.
- Triển khai kế hoạch tới các lớp, phân công nhiệm vụ, hỗ trợ học sinh thực hiện công việc được giao.
- Tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch. - Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Nội dung tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh tại trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được chúng tôi xây dựng qua các hoạt động ngoại khóa như:
“Em yêu Văn học”: Học sinh được tìm hiểu về các tác phẩm văn học, trình bày hiểu biết về các nội dung đưa ra trong buổi ngoại khóa, học sinh được thể hiện quan điểm, ý kiến riêng của mình về các vấn đề bàn luận.
“Nói chuyện với nhà văn”: Tổ Khoa học Xã hội lập kế hoạch cụ thể, trình
Ban Giám hiệu về nội dung mời các nhà văn ở Hội Văn học và Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn đến trường để nói chuyện với học sinh. Sau khi được Ban Giám hiệu phê duyệt kế hoạch Tổ sẽ trực tiếp liên hệ với nhà văn địa phương về nội dung buổi nói chuyện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong tổ phụ trách. Nội dung của buổi nói chuyện sẽ tập trung trao đổi về nét đẹp trong văn hóa ứng xử từ các truyện thơ Nôm Tày như văn hóa ứng xử giữa cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau, trong mối quan hệ bạn bè, ứng xử với mọi người xung quanh… Từ đó, khéo léo để học sinh tự liên hệ với hành động của bản thân, rút ra được bài học cho mình.
Tổ chức các sân chơi văn học như: Xem phim chuyển thể từ các tác phẩm
văn học (Tống Trân - Cúc Hoa, Thạch Sanh, Lưu Bình - Dương Lễ … ); Thi
sân khấu hóa tác phẩm văn học. Việc tạo sân chơi văn học và tổ chức sân khấu
hóa tác phẩm văn học sẽ tạo hứng thú, kích thích học sinh chủ động tiếp cận tác phẩm, tích cực tìm hiểu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nghiên cứu tâm lí, đặc điểm, tính cách của nhân vật để nhập vai ấn tượng nhất.
Thực hiện dự án giáo viên giao: có thể viết bài theo đề tài cho trước hoặc
giao cho tổ/ nhóm học sinh tìm hiểu những biểu hiện đẹp về văn hóa ứng xử trong đời sống ở địa phương hay trường, lớp. Học sinh nhận nhiệm vụ và phân công cá nhân phụ trách từng mảng việc, có sự định hướng, giám sát, đôn đốc từ giáo viên. Đến hẹn trả bài, học sinh nộp lại sản phẩm và trình bày trước trường/ lớp về các nội dung đã chuẩn bị. Sản phẩm của tổ/ nhóm học sinh sẽ được giáo viên hoặc giám khảo nhận xét và đánh giá.
Hoạt động ngoại khóa cần linh hoạt, phù hợp với mục tiêu, chủ đề hướng tới. Thông thường một buổi ngoại khóa cần xây dựng được những nội dung sau:
Mục đích của buổi ngoại khóa Yêu cầu của buổi ngoại khóa Nội dung và cách thức tổ chức
Phần Mở đầu: Giới thiệu chương trình và nội dung buổi ngoại khóa; Các
tổ/ nhóm tham gia giới thiệu về đội thi
Phần Nội dung: Thể lệ của phần thi; Nội dung của phần thi; Thời gian quy
định; Số điểm; Tổng số câu hỏi; …
Phần tổng kết: Nhận xét, đánh giá của giáo viên hoặc Ban Giám khảo;
Trao thưởng; Nhận xét về buổi ngoại khóa.
Tuy nhiên người tổ chức cần vận dụng linh hoạt cho phù hợp với nội dung buổi ngoại khóa, đạt được mục tiêu đề ra và tạo được niềm vui, kích thích hứng thú học tập, yêu thích bộ môn cho học sinh.