Truyền thống quản lý sử dụng và vai trò của LSNG trong đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 40 - 45)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.2 Truyền thống quản lý sử dụng và vai trò của LSNG trong đời sống

đời sống cộng đồng

3.2.1 Danh mục các LSNG và các cơng dụng của nó trong đời sống cộngđồng đồng

Trong các cuộc nghiên cứu, khảo sát trên hiện trường và thảo luận với người dân đã phát hiện hơn 200 loài LSNG thực vật, song một số bị loại bỏ vì khơng hồn tồn phù hợp với định nghiã dùng trong nghiên cứu này, cịn lại 192 lồi bao gồm 251 loại LSNG xếp theo công dụng được tiếp tục nghiên cứu sâu thêm. Một danh lục LSNG được thành lập dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của cộng đồng; đồng thời được tra cứu để định danh tên khoa học.

Trong luận văn này danh mục LSNG bao gồm: Tên Êđê - Tên Việt Nam - Tên khoa học - Bộ phận lấy trên cây - Công dụng.

Để xác định tên khoa học các LSNG, đã thu thập các mẫu (tiêu bản), một số mẫu LSNG được chụp ảnh. Trong số 192 lồi với 251 cơng dụng LSNG được xem xét, có 138 lồi đã xác định tên Việt Nam và 122 loài đã xác định tên khoa học.

Để tiện tra cứu danh lục được sắp xếp: theo công dụng (phụ lục 4.1), theo tên Êđê (phụ lục 4.2), theo tên Việt Nam (phụ lục 4.3). Số lượng loại LSNG theo nhóm cơng dụng được tổng hợp ở bảng 3.2. Qua đó cho thấy số lượng LSNG được sử dụng trong đời sống cộng đồng rất phong phú.

Sơ đồ tỷ lệ số loài LSNG theo cơng dụng Nhóm thực phẩm 61% Nhóm vật liệu 24% Nhóm dược liệu 13% Nhóm chăn ni 2%

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ số lồi LSNG theo nhóm cơng dụng

Phần lớn các LSNG được khai thác để sử dụng trong gia đình, chỉ có khoảng 22 loại được đem bán trên thị trường. Cơng dụng và mục đích sử dụng của các LSNG rất đa dạng, nhiều lồi LSNG có nhiều cơng dụng khác nhau, nhưng để thuận tiện cho việc nghiên cứu, phân chia các LSNG theo nhóm cơng dụng.

Tổng hợp lại cho thấy có 04 nhóm cơng dụng chính của LSNG tại khu vực nghiên cứu:

 Nhóm LSNG làm lương thực - thực phẩm (Củ, rau, nấm, quả): Có 116 lồi với 146 loại

 Nhóm LSNG làm vật liệu như dụng cụ sản xuất, vật liệu xây dựng: Có 47 lồi với 60 loại.

 Nhóm LSNG dùng để làm thuốc: Có 25 lồi với 40 loại  Nhóm LSNG phục vụ cho căn ni: Có 04 lồi với 5 loại Bảng 3.2: Số lồi, loại LSNG theo nhóm cơng dụng

Nhóm LSNG theo cơng dụng Số loài Số loại LSNG

Lương thực - thực phẩm 116 146

Vật liệu 47 60

Dược liệu 25 40

Chăn nuôi 4 5

Như vậy LSNG trước hết đóng vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho cộng đồng, số dư ra có thể được bán ra thị trường. Số loài cung cấp thực phẩm chiếm đến 61%, chứng tỏ rằng cộng đồng dân tộc thiểu số Ê Đê đã có một lịch sử sử dụng các sản phẩm rừng làm thức ăn, và đời sống của họ thực sự gắn bó với rừng. Đây thực sự là một kho tàng kiến thức về lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho phát triển cây lương thực và bảo tồn sự đa dạng loài và nguồn gen phục vụ cho việc phát triển cơ cấu cây trồng nông nghiệp trong tương lai.

LSNG được sử dụng làm vật dụng, công cụ sản xuất, làm nhà ở, chịi nương rẫy cũng đóng vai trị quan trọng. Trong đó các lồi song mây, tre, lồ ơ giữ vị trí trung tâm. Các loại này ngồi việc sử dụng trong cộng đồng cịn được bán ra khá rộng rãi trên thị trường. Nhóm LSNG này thực sự có giá trị, trong thực tế nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ đây.

Kiến thức về cây làm thuốc giữ vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng, nhiều loài cây làm thuốc, nhiều bài thuốc phối hợp nhiều loài dược liệu được lưu truyền trong cộng đồng. Qua nghiên cứu cho thấy cộng đồng dân tộc thiểu số có một kiến thức quý báu trong sử dụng LSNG làm thuốc. Tuy nhiên chúng cũng chỉ mới dừng lại trong sử dụng nội bộ, chưa được nghiên cứu đầy đủ, đây là một vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu sâu sắc hơn để có thể tiếp thu các kiến thức bản địa phục vụ phát triển y học dân tộc.

3.2.2 Kinh nghiệm truyền thống trong quản lý và sử dụng LSNG

Lịch thời vụ

Lịch thời vụ (bảng 3.3) được tổng hợp từ các kết quả thảo luận, những khảo sát thực tế. Nó chỉ cho chúng ta thấy một cách khái quát về tình hình thu hái LSNG trong năm của cộng đồng.

Qua đó, cũng chỉ ra rằng nhiều loại LSNG ngồi thời điểm khai thác chính cịn có thể thu hái quanh năm, nghĩa là cộng đồng có nhiều khả năng khai thác được chúng để phục vụ cho nhu cầu của mình.

Bên cạnh đó, thời vụ của một số LSNG/nhóm LSNG khác nhau lại được rải ra vào nhiều thời điểm trong năm, cho nên việc bố trí thời gian và nhân lực để khai thác chúng khá thuận tiện. Bảng 3.3: Lịch thời vụ Tháng LSNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vàng Đắng ... ... ... ... ... Trầm Dây ... ... ... ... ...

Lồ ô, Le, Nứa ... ... ... ... ... ...

Đọt Mây Lá Canh Bột Lá Bép ... ... ... ... ... ... Lá Dong Cỏ Tranh Măng

Quả Sò Đo Thuyền

Nấm ... ... Quả Rừng ... ... ... ... ... ... ... ... ... Sa Nhân Quả Ươi Mật Ong Củ Rừng ... ... ... ... Vỏ Bời Lời Sợi Mây ... ... ...

Dây giềng giềng ... ... ... ... ... ... ...

Ghi chú: Lấy nhiều: Lấy ít: ...

Một số cách chế biến, sử dụng LSNG truyền thống ở buôn Chàm B

Một số cách chế biến món ăn thơng dụng từ LSNG làm thực phẩm

+ Luộc: Rửa sạch, nấu nước sơi, cho vào luộc chín, vớt ra để nguội, chấm mắm (rau) hay chấm đường (củ) ăn. Nước luộc rau thường được sử dụng thay canh.

+ Nấu canh: Rửa sạch, thái nhỏ, đun nước sơi, cho vào nấu chín, thêm mắm muối và gia vị làm canh ăn. Cũng có khi được nấu với dầu ăn, nấm, cá, thịt,... lúc đó món canh càng thêm ngon.

+ Xóc: Rửa sạch, tùy món mà để nguyên hay thái nhỏ, rồi xóc (trộn, bóp) với các thứ phụ gia, rau thơm, mắm muối và gia vị; ăn với cơm, ăn chơi hay nhắm với rượu rất ngon, như món gỏi của người kinh vậy.

+ Xáo: Rửa sạch thái mỏng, cho vào nấu với lòng hay thịt trâu bị, là món ăn cộng đồng rất ưa thích, thường được sử dụng trong lễ hội, đám ma, đám cưới....

+ Xào: Thắng dầu trong chảo cho tới, rồi cho vào xào chín, nêm mắm muối và các loại gia vị, là cách chế biến đặc trưng của một số LSNG làm thực phẩm.

+ Nướng: Nướng chín trên lửa than, với món nướng mặn thì có thể được ướp mắm muối và gia vị trước khi nướng. Món nướng thường có mùi thơm đặc trưng.  Một số cách sử dụng LSNG làm vật liệu

Các LSNG thường được dùng làm vật liệu xây dựng, làm hàng rào, làm giàn bầu bí, làm các vật dụng trong gia đình, làm cơng cụ lao động ... Ngồi ra, một số hộ còn dùng LSNG để làm đăng bắt cá (Tiếng Êđê gọi là: Băng, như hình 3.3), làm cầu qua sơng suối (hình 3.4)

Hình 3.3: Đăng bắt cá trên sơng suối Hình 3.4:Cầu khỉ qua Ea Krơng Tul làm từ le, lồ ô, sợi mây, cỏ tranh,.... làm từ tre, lồ ô, sợi mây, ......

LSNG được dùng làm vật liệu làm nhà, chịi rẫy, chuồng gia súc, các cơng trình phụ,.... Khi nào có nhu cầu sử dụng thì họ vào rừng lấy và thường chỉ lấy đủ dùng.

Bên cạnh gỗ, người dân rất thích dùng LSNG (Le, Nứa, Lồ ơ, Tre,...) làm các kết cấu chịu lực (Cột kèo, ri mè,...) vì các tính năng ưu việt của nó (dễ kiếm, nhẹ, tương đối bền chắc,...)

Các vật liệu lợp truyền thống là Cỏ Tranh, Lá mây nước,... Còn sợi buộc hay được sử dụng là Dây giềng giềng, Sợi mây, ...

LSNG được dùng làm vật liệu chế tác nhiều vật dụng cần thiết cho đời sống và sản xuất của cộng đồng (phụ lục 10), như: cán các loại công cụ (xà gạt, cuốc, dao, văn vít, ná tên, rìu rựa,...) , các vật để đựng (thúng mủng, nong nia,...), gùi,... Nhiều loại bẫy thú rừng, bẫy chuột bảo vệ hoa màu, ... cũng được làm bằng các LSNG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)