Tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 37 - 38)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.1 Bối cảnh quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng

3.1.9 Tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên

Tổng diện tích tự nhiên của bn Chàm B: 812.0 ha (theo số liệu của phòng NN &

PTNT huyện, phương án GĐGR của lâm trường Krông Bông), phân thành 2 khu vực như sau:

 Khu vực cộng đồng đang sinh sống: 242.5 ha.

- Đất thổ cư: 12.0 ha.

- Đất sản xuất nông nghiệp: 65.5 ha.

Lúa nước 1 vụ: 2.2 ha. Đất rẫy: 29.6 ha. Cà phê : 20.0 ha. Cây khác: 13.7 ha.

- Đất rừng nghèo kiệt, cây bụi xen le, lồ ô: 165.0 ha.  Khu vực giao đất lâm nghiệp (Giang Gri) 569.5 ha.

- Đất có rừng tự nhiên: 377.7 ha.

- Đất trảng cỏ cây bụi, nương rẫy cũ: 184.6 ha.

- Đất nương rẫy: 7.2 ha.  Sự thay đổi về tài nguyên rừng

Trong những thập kỷ vừa qua diện tích và chất lượng rừng trong khu vực bị giảm đi rất nhanh chóng, ngun nhân chính là do sức ép của việc khai thác tài nguyên, sự gia tăng dân số, di cư tự do và tập quán canh tác của người dân (khai hoang làm rẫy). Người dân ở đây cho biết: giai đoạn 1980 - 1990, diện tích rừng ở khu vực bn giảm đi ở mức trung bình; nhưng từ năm 1990 đến nay, diện tích rừng giảm đi rất nhanh.

Việc sử dụng gỗ của người dân

Hai nhu cầu gỗ chính ở bn Chàm B là: gỗ để làm nhà và gỗ để làm quan tài. Một căn nhà sàn ở buôn Chàm B cần khoảng 10-15 m3 gỗ tròn. Các loại gỗ được dùng làm nhà phải là gỗ cứng chắc và ít bị mối mọt ăn (thường là gỗ nhóm 1-2 theo phân loại gỗ của Việt Nam). Cây Trăm Năm (chưa rõ tên latin) được hầu hết đồng bào ưa chuộng sử dụng làm trụ cột, kèo chính; Sao xanh (Hopea odorata) và Kiền kiền (Hopea pierrei) được sử dụng làm các thanh ngang, thanh giằng; Các loài cây thường được sử dụng làm ván thưng xung quanh nhà là: Giổi xanh (Talauma

Hiện nay, người dân muốn khai thác gỗ làm nhà phải làm đơn xin phép và chỉ được khai thác sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cộng đồng cịn rất cần gỗ để làm quan tài, đó là những cây có đường kính lớn, loại gỗ tốt, khơng bị dấu vết, khơng mọc ở những nơi kiêng kị.

Việc sử dụng các lâm sản ngoài gỗ

Các lâm sản ngoài gỗ gắn liền với đời sống của người dân ở trong buôn, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong đời sống của cộng đồng. Các cuộc phỏng vấn và trao đổi với người dân đã chỉ ra rằng: người dân Chàm B đã có một truyền thống sử dụng lâm sản ngoài gỗ từ lâu đời, với một kho tàng kiến thức bản địa về lâm sản ngoài gỗ phong phú. Song chủ yếu là họ vào rừng lấy ra các sản phẩm LSNG mà chưa chú ý đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển chúng.

Trước đây, LSNG trên địa bàn rất đa dạng về chủng loại, dồi dào về trữ lượng; khi có đầu mối tiêu thụ, việc khai thác LSNG đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình. Nhưng hiện nay, nhiều LSNG trở nên khan hiếm bởi sự suy giảm của tài nguyên rừng, việc khai thác các LSNG trở nên khó khăn, bởi trữ lượng sản phẩm thấp, hoặc vùng phân bố quá xa, hoặc thị trường tiêu thụ bấp bênh. Tuy nhiên, trong rừng cây tái sinh của nhiều loại LSNG còn tương đối khá.

Như vậy, nếu có phương án quản lý sử dụng hợp lý, LSNG sẽ tạo ra công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân, giúp họ nâng cao cuộc sống và gắn bó với tài nguyên rừng hơn nữa. Đây là một giải pháp lấy ngắn ni dài, rất có ý nghĩa trong việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng của người dân sau GĐGR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)