Tầm quan trọng và mức độ sử dụng các LSNG trong cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 45 - 47)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.3 Mối quan hệ giữa tài nguyên rừn g truyền thống quản lý và sử dụng

3.3.1 Tầm quan trọng và mức độ sử dụng các LSNG trong cộng đồng

Từ kết quả thu thập danh lục LSNG cho thấy số lượng lồi và các loại LSNG theo cơng dụng rất lớn; tuy nhiên trong thực tế hiện nay cộng đồng đang khai thác và kinh doanh một số loại chủ yếu. Việc khai thác này dựa trên nhu cầu hiện tại của hộ gia đình, cộng đồng và thị trường. Do đó cần thiết phát hiện ra các loại chính, tức là phát hiện được những loại LSNG quan trọng và nhu cầu sử dụng cao, từ đây có thể lựa chọn được các loại chính để phát triển, quản lý và tổ chức kinh doanh.

Việc xác định tầm quan trọng và mức độ sử dụng các loại LSNG được sử dụng theo các tiếp cận có sự tham gia, các cơng cụ trực quan và ma trận đơn giản đã được áp dụng cùng với cộng đồng. Theo các bước:

1. Phỏng vấn để liệt kê tất cả LSNG dân đang lấy từ rừng, viết lên card. Card mặt trước ghi tên địa phương/dân tộc và tên Việt Nam; mặt sau ghi bộ phận lấy trên cây và mục đích sử dụng

2. Phỏng vấn theo nhóm: Trước hết tách ra các loại LSNG theo hiểu biết của từng nhóm theo trình tự ở sơ đồ sau:

Các card của các LSNG

Biết tên Không Biết tên

Lấy sử dụng Không Lấy sử dụng

Câu hỏi mở: Loại nào đi lấy mà chưa có tên ở đây, bổ sung thêm vào card

Phỏng vấn để phân loại theo 2 tiêu chí: tầm quan trọng và mức độ sử dụng

Mức độ sử dụng Tầm quan trọng

Rất cần Cần ít cần

Sử dụng nhiều

Sử dụng vừa

Sử dụng ít

Sơ đồ 3.1: Các bước lập ma trận tầm quan trọng và mức sử dụng LSNG

Tiếp tục lập lại như vậy đối với nhóm dân khác.

Để dễ thực hiện, ma trận được tiến hành qua các bước sau:

- Từng nhóm nơng dân chia các thẻ LSNG biết sử dụng làm 3 nhóm theo tầm quan trọng: rất cần, cần, ít cần. Tầm quan trọng là cấp độ cần thiết đối với cộng đồng. Mỗi nhóm thẻ theo tầm quan trọng lại chia làm 3 tổ theo mức độ sử dụng: Sử dụng nhiều, sử dụng vừa, sử dụng ít. Kết quả là ma trận lập bởi từng nhóm nơng dân.

- Tổng hợp các ma trận của các nhóm nơng dân theo nguyên tắc "đa số tán thành" sẽ được ma trận tầm quan trọng và mức sử dụng LSNG của cộng đồng (phụ lục 5). Trong đó, Mỗi LSNG được viết bằng tên Êđê, chú thích tên Việt Nam (nếu có) và kèm theo mã để tiện tra cứu tên khoa học trong danh lục và công dụng của chúng.

Các loại LSNG cụ thể theo tầm quan trọng và mức độ sử dụng được ghi nhận trong phụ lục 5. Chỉ có 188 loại LSNG trong 251 loại được sắp xếp, kết quả được số lượng chung toàn bộ các LSNG như ở bảng 3.4.

Bảng 3.4 : Tổng hợp ma trận tầm quan trọng & mức sử dụng Tầm quan trọng Mức độ sử dụng Rất cần Cần ít cần Cộng Sử dụng nhiều 6 2 8 Sử dụng vừa 7 25 31 63 Sử dụng ít 3 41 73 117 Cộng 16 68 104 188

Từ các kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 và phụ lục 5, xác định được các loại LSNG quan trọng nhất cần quan tâm nghiên cứu. Có 08 loại được chọn, đó là các loại nằm trong các ơ phân loại: có mức độsử dụng nhiềuvà tầm quan trọngrất cần và cần.

08 loại lâm sản ngoài gỗ được tập trung nghiên cứu là:

LSNG làm thực phẩm: Lá bép, Đọt mây, Măng.

LSNG làm vật liệu: Cỏ tranh, Le, Lồ ô, Sợi mây, Dây giềng giềng.

Đây là các loại LSNG sử dụng phổ biến trọng cộng đồng, số dư ra được bán ra thị trường. Các loại đượcbán ra là:Sợi mây, Lồ ô, Măng, Đọt mây, Lá bép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)