Truyền thống văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 30 - 32)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.1 Bối cảnh quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng

3.1.4 Truyền thống văn hóa

 Theo truyền thống, đồng bào dân tộc Êđê theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra lấy họ mẹ, người phụ nữ là chủ gia đình. Hai vợ chồng bàn bạc với nhau các vấn đề quan trọng của gia đình, nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về người vợ. Ngày nay vai trò và địa vị của người phụ nữ khơng cịn như trước nữa, người đàn ông đang dần nắm quyền quyết định các hoạt động quan trọng của gia đình (đầu tư phát triển sản xuất, ni trồng gì, cất nhà, mua sắm phương tiện, mua bán rẫy....) người vợ trở thành người cộng sự tham mưu cho chồng, nội trợ và chăm sóc con cái.  Trong bn luật tục vẫn giữ vai trị quan trọng bên cạnh luật pháp của nhà nước. Những mâu thuẫn thường được giải quyết nội bộ, việc nhỏ thì do dịng họ phân xử, việc lớn hơn thì nhờ già làng và trưởng bn giải quyết, việc nghiêm trọng thì mới nhờ đến chính quyền xử lý. Người dân ở trong bn ít khi ly dị, nhưng khi vợ chồng bỏ nhau buôn sẽ xử theo luật tục: xem xét bên nào có lỗi nặng thì phạt bị, heo... cịn bên nào lỗi nhẹ hơn thì phạt gà, ché rượu... sau đó mới cho phép hai người ly dị.

 Trước đây, khi còn sống du canh du cư, việc tìm kiếm vị trí để lập bn là nhiệm vụ quan trọng của già làng và những người cao tuổi trong bn. Bởi vì ngồi diện tích đất để ở, cịn cần phải có một diện tích đất canh tác, đất chăn thả, đất nghĩa địa... và đặc biệt phải là vùng đất thanh bình được thần linh giúp đỡ.

 Nhà ở và vườn hộ: Một số được quy hoạch từ lúc lập buôn, một số khác tiếp tục phát triển sau này. Xem sơ đồ dân cư ở phụ lục 3. Hiện nay, buôn đang quy hoạch một khu tách hộ ( ở phía đơng bn), để các hộ mới tách sẽ giãn dân lập vườn ở đó.  Cấu trúc nhà dài nhiều bếp ở trong bn hiện nay khơng cịn nữa. Chỉ một số ít gia đình 2-3 hộ sống chung một nhà do con cái mới tách hộ chưa kịp làm nhà riêng. Trưởng bn do người dân tín nhiệm bầu ra; được chính quyền phê duyệt, bổ nhiệm. Qua phỏng vấn và quan sát cho

thấy: người trưởng bn có vai trị rất to lớn, đã và đang dần thay thế già làng trong việc điều hành các hoạt động của bn. Bởi vì trưởng bn phải là người có trình độ, có uy tín cao, có khả năng quán xuyến tất cả các hoạt động của bn; cịn hiện tại già làng của buôn chỉ là một người cao tuổi, am tường việc cúng tế (cúng Giàng, bến nước, ma chay.... ).

 Người Êđê ở buôn Chàm B hàng năm tốn khá nhiều lương thực, thực phẩm để làm rượu và phục vụ cho các lễ hội trong năm (cúng Giàng, cúng ma chay, cúng bến nước...), bởi họ rất tin tưởng vào sự tồn tại của thần linh và các thế lực siêu nhiên. Trong nghi lễ ma chay của người Êđê ở bn chàm B đã có sự giao thoa với văn hố người kinh (thắp hương, xây mồ mả kiên cố, ... ).

Bảng 3.1: So sánh vai trò già làng và trưởng bn Ơng thơn trưởng Ơng già làng Học hết lớp 7/12 Khơng biết chữ 40 tuổi Trên 70 tuổi Đất đai > 4 ha Đất đai < 2 ha Nhiệm vụ chính trong bn:

 Quản lý nhân hộ khẩu

Nhiệm vụ chính:

 Cúng bến nước

 Điều hành cơng việc trong bn  Tham gia hịa giải

 Phân chia bắp giống

 Chủ trì cuộc họp

 Phiên dịch tiếng phổ thơng

 Giải đáp chính sách của nhà nước

 Xác nhận đơn xin vận chuyển gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)