Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 32 - 34)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.1 Bối cảnh quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng

3.1.5 Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu

Khí hậu

Bn Chàm B nằm trong vùng có khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Mùa mưa tập trung đến 90% lượng mưa trong năm, tập trung vào các tháng 6-9. Nhiệt độ bình quân năm là 240C.

Lượng bốc hơi cả năm khoảng 900-1100mm và chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Trong các tháng mùa mưa, lượng bốc hơi thường nhỏ hơn lượng mưa từ 3-4 lần, biến động trong khoảng 52- 90mm /tháng.

Độ ẩm khơng khí: bình qn cả năm là 80%, tháng cao nhất khoảng 87%, tháng thấp nhất khoảng 70%

Hướng gió thịnh hành là: Đơng bắc, Tây nam. Tốc độ gió khoảng 2.4- 5.4m/s. Trong bn khơng có hiện tượng sương muối và bão, nhưng đơi khi bị lũ lụt do nước sông dâng khi lượng mưa lớn và tập trung.

Thủy văn

Buôn được bao bọc bỡi sông Ea Krông Tul và sông Ea Krông Bông nước chảy quanh năm, là nguồn nước tưới thuận lợi. Tuy nhiên, khi mưa lớn tập trung và kéo dài, chúng dâng nước gây ra ngập lụt cục bộ. Trong những năm gần đây do diện tích rừng giảm mạnh và khí hậu có những diễn biến bất thường nên ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn (3-4 lần trong năm).

Người dân buôn Chàm B đã được sử dụng nước sạch (Do dự án Danida tài trợ ).  Địa hình đất đai

Dạng địa hình chủ yếu trên địa bàn là núi cao, đan xen với những quả đồi thấp, độ dốc bình quân là 100. Độ cao so với mặt biển biến động từ 400m đến 900m, trung bình là 700m. Do địa hình bị chia cắt mạnh, nên có rất ít diện tích bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp (phân bố ở khu vực bn và dọc theo các sơng). Phần lớn diện tích canh tác là rẫy cao, có độ dốc từ trung bình đến lớn. Đây là một đặc điểm rất đáng quan tâm trong canh tác nơng nghiệp vì độ dốc ln ln gắn liền với mức độ xói mịn, thối hóa đất (nhất là trong điều kiện mưa tập trung và bị mất thảm thực vật che phủ trên bề mặt đất).

Hai loại đất chính trên địa bàn là: Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát, Đất xám bạc màu và phù sa ven suối.

Khu vực buôn (Đất Nà) chủ yếu là đất xám bạc màu xen lẫn với đất phù sa ven suối, tầng đất dày, bằng phẳng, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến thịt trung bình. Phần lớn diện tích đất loại này nằm trong khu vực dân cư đang được người dân khai thác và sử dụng vào các mục đích nơng nghiệp, nhưng hiệu quả chưa cao; hiện nay có một số hộ khơng canh tác mà cho người kinh thuê.

Các khu vực nương rẫy (khu vực Cư Drăm, khu vực Cư Dlông, khu vực Cư Prit, khu vực Cư Giang Gri ... ), có độ dốc lớn, được canh tác theo phương thức du canh bỏ hoá (phát đốt - chọc lỗ - tỉa hạt - bỏ hoá). Do áp lực của dân số và nhiều nguyên nhân khác chu kỳ bỏ hố đang dần bị rút ngắn.

Diện tích đất đang còn rừng che phủ, một phần được giao đất giao rừng cho dân Thôn 6 và Bn Chàm B (TK1191), cịn phần lớn vẫn do UBND xã Cư Drăm hoặc lâm trường Krông Bông quản lý.

Hệ thực vật và động vật

Hiện nay, chưa có chương trình nghiên cứu nào riêng về hệ động thực vật ở bn Chàm B mà chỉ có các nghiên cứu theo khu vực xã hoặc huyện. Trong báo cáo này chúng tôi kết hợp kết quả khảo sát hiện trường với tham khảo tài liệu nghiên cứu của nhóm TOEB2 và của Lâm trường Krơng Bông, nhằm giới thiệu một cách khái quát về hệ động thực vật của khu vực buôn Chàm B.

Hệ thực vật rừng:Những kiểu rừng sau đây thường gặp ở khu vực buôn Chàm B:

- Rừng Lồ ô, Le Nứa ... mọc thuần loài, hỗn giao với nhau hay với cây gỗ. Loại rừng này thường phân bố trên diện tích nương rẫy bỏ hố, có tầng đất sâu hoặc trung bình.

- Rừng bán thường xanh hỗn giao lồ ơ, tre, nứa. Loại rừng này thường phân bố ở diện tích đất xám tầng sâu phát triển trên đá cát, có cây gỗ đường kính lớn.

- Rừng lá rộng thường xanh và rừng gỗ hỗn giao lá kim - lá rộng chiếm diện tích lớn. Loại rừng này thường có các cây gỗ có đường kính lớn, thường phân bố ở loại đất xám tầng đất sâu phát triển trên đá mẹ granit và đá cát.

Về cấu trúc - tổ thành: Rừng thường nhiều tầng và nhiều cấp kính, là rừng hạt khơng đều tuổi. Cấu trúc tổ thành loài cây phức tạp, chủng loại nhiều và các lồi cây có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ cao, gỗ ở rừng này từ nhóm 1 đến nhóm 8. Bên cạnh đó, các lâm sản ngồi gỗ cũng rất phong phú về cả số lượng lẫn chủng loại .

Về tái sinh và diễn thế của rừng: Nếu khơng có tác động xấu của con người, tái sinh và diễn thế của rừng là rất tốt, theo hướng đi lên, nhờ lượng hạt giống nhiều và điều kiện tái sinh thuận lợi.

Hệ động vật: Qua tìm hiểu, phỏng vấn già làng và theo lời kể của dân làng thì

một số lồi động vật rừng có thể gặp ở khu vực buôn như: Thỏ (Lagomorpha), Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Cervus unicolor), Hổ (Panthera tigris), Chồn (Mustelidae),...

Người dân ở đây cho biết: năm 1988, khi thành lập buôn Chàm B thì hệ động vật rừng ở đây rất phong phú, nhiều loại động vật rừng xuống tới bn để tìm kiếm thức ăn và bắt các vật ni. Nhưng cho đến nay do tác động của con người (khai thác gỗ, phát nương làm rẫy, săn bắt quá mức ... ) động vật rừng khơng cịn xuất hiện ở những khu rừng gần bn nữa và rất ít khi gặp những loài thú quý hiếm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 32 - 34)