Xuất những hỗ trợ, cải tiến cần thiết để thúc đẩy quản lý và sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 61 - 65)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.4 xuất những hỗ trợ, cải tiến cần thiết để thúc đẩy quản lý và sử

lý và sử dụng hợp lý LSNG dựa vào cộng đồng

3.4.1 Phân tích các nhân tố có liên quan đến quản lý và sử dụng LSNG

Một số cơng cụ phân tích được áp dụng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng và phân tích các ngun nhân của tình hình quản lý và sử dụng LSNG.

Phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT được áp dụng để phân tích các điểm mạnh (S), yếu (W), các cơ hội (O) và các trở ngại (T) trong quản lý và sử dụng LSNG ở cộng đồng nghiên cứu. Các bên liên quan và người dân được thu hút tham gia vào tiến trình này.

Kết quả phỏng vấn, thảo luận nhóm được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.13. Qua đó cho thấy bên cạnh những thuận lợi về tiềm năng LSNG, cơ chế chính sách đối với LSNG, kinh nghiệm truyền thống về LSNG...; việc quản lý sử dụng LSNG của cộng đồng còn nhiều trở ngại cần tháo gỡ, những mặt yếu kém cần khắc phục.

Bảng 3.13: Phân tích SWOT với chủ đề: Quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng Ê tại Buôn Chàm B.

Điểm mạnh (S)

+ Đã được giao đất giao rừng, được quyền kinh doanh các LSNG theo qui định của pháp luật.

+ Có truyền thống sử dụng LSNG

+ Hầu hết các hộ đều nhận rừng và sẵn sàng tham gia vào các chương trình kinh doanh tài nguyên có triển vọng.

Cơ hội (O)

+ Cây tái sinh của nhiều loại LSNG còn rất nhiều. + Còn nhiều loại LSNG có giá trị chưa đưa vào khai thác.

+ Các cấp rất quan tâm đến chương trình giao đất giao rừng.

+ Đường vào xã đang được trải nhựa, tạo cơ hội phát triển thị trường cho các loại LSNG.

Điểm yếu (W)

+ Các LSNG có thị trường thì trữ lượng trong rừng cịn ít, ở xa hoặc khó lấy.

+ Chưa biết cách chăm sóc các LSNG có giá trị, mà mới chỉ vào rừng lấy các sản phẩm ra.

+ Rừng được giao xa buôn mà lại gần các khu dân cư bên ngồi.

+ Chưa có qui chế quản lý sử dụng, kinh doanh các loại LSNG.

Trở ngại (T)

+ Chưa ngăn cản được người bên ngoài vào khu giao đất giao rừng lấy LSNG.

+ Một số LSNG bị cấm khai thác và vận chuyển, vì sợ gây phá rừng, vì chưa có giấy phép khai thác hoặc bị Trạm môi sinh của KBTTN Cư Yang Sin cấm đoán mặc dù rừng đã được giao cho cộng đồng và theo khế ước họ có quyền quản lý kinh doanh LSNG.

+ Thị trường tiêu thụ LSNG bấp bênh.

Phân tích 5WHYs

Phương pháp phân tích 5 nguyên nhân (5Whys) được áp dụng để tìm kiếm hệ thống nguyên nhân của vấn đề quản lý sử dụng LSNG trong cộng đồng. Phương pháp này đi từ 5 ngun nhân chính, sau đó tiếp tục phát hiện các nguyên nhân thứ cấp. Từ hệ nguyên nhân phát hiện được sẽ là cơ sở cho việc xem xét đề xuất các giải pháp khả thi phục vụ cho việc cải tiến quản lý LSNG.

Các bên liên quan và người dân được thu hút vào tiến trình thảo luận để phát hiện hệ thống nguyên nhân khi sử dụng phương pháp 5Whys. Kết quả ở sơ đồ 3.4.

Sơ đồ 3.4: Phân tích 5Whys theo chủ đề: Những hạn chế trong quản lý sử dụng LSNG

Còn nhiều hạn chế trong quản lý sử dụng cácLSNG

Quản lý sử dụng chưa hợp lý Bị người bên ngoài cạnh

tranh trong sử dụng Một số LSNG bị cấm khai thác Trữ lượng khai thác nhỏ Thị trường tiêu thụ khơng ổn định Chưa có qui chế Cơ chế thị trường tác động Nặng tính tự phát Chưa chăm sóc ni dưỡng Cách khai thác hại rừng Khơng có giấy phép

Trạm môi sinh của Cư Yang Sin cấm Ngăn chặn

chưa hữu hiệu

Khu GĐGR xa buôn Thiếu sự hỗ trợ quản lý Kênh tiêu thụ bấp bênh giá cả biến động mạnh Qui cách sản phẩm thay đổi luôn

Hậu quả của khai thác quá mức

Nhiều loại chưa được sử dụng

Chưa có đầu tư chăm sóc Sản phẩm đạt qui cách ít Tư thương ép giá Nhà nước chưa thu mua, hỗ trợ Vận chuyển sản phẩm khó khăn Sản lượng khơng ổn định

Đầu mối tiêu thụ tạm bợ Đặc thù điều kiện tự nhiên Do luật lệ qui định Chưa có qui chế chạy theo thu nhập Chưa có qui phạm Có chung kênh

thị trường Địa bàn khaithác đan xen Thủ tục phức tạp

3.4.2 Đề xuất giải pháp hỗ trợ cho quản lý LSNG dựa vào cộng đồng

Từ kết quả phân tích SWOT, 5 Whys và các kết quả nghiên cứu liên quan các phần trên cho thấy có các vấn đề cần quan tâm để phát triển phương thức quản lý LSNG dựa vào cộng đồng:

 Cần có quy hoạch và tổ chức giải pháp kinh doanh bền vững tài nguyên LSNG, trong đó kiến thức bản địa hết sức phong phú và có giá trị về quản lý và sử dụng LSNG cần được coi trọng và cân nhắc để thiết kế các giải pháp kinh doanh có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

 Cần xem xét thực hiện đồng bộ chính sách giao đất giao rừng với việc cấp phép kinh doanh LSNG cho các cộng đồng đã nhận rừng.

 Những LSNG cộng đồng sử dụng rất đa dạng, nhiều cây có giá trị, cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra những LSNG có thể đưa vào chương trình phát triển kỹ thuật sau GĐGR.

 Cần có những giải pháp hỗ trợ cộng đồng quản lý sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên LSNG.

- Hỗ trợ cộng đồng trong việc thực thi quyền làm chủ trên khu rừng mà họ được giao quyền quản lý và sử dụng, ngăn chặn sự xâm phạm của người bên ngoài.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trị LSNG, trên cả hai khía cạnh phục vụ đời sống và cung cấp sản phẩm hàng hoá.

- Hỗ trợ thị trường tiêu thụ LSNG, giảm bớt khâu trung gian trong lưu thơng hàng hố (tổ chức tốt thị trường) để tăng tỷ lệ hưởng lợi của người dân. Tổ chức ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở địa phương.

- Sự phối hợp có hiệu quả của các bên liên quan trong việc hỗ trợ cộng đồng thực thi chính sách GĐGR và kinh doanh sản phẩm rừng.

Chương 4

Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)