Ước lượng tài nguyên LSNG trong khu vực của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 47 - 51)

Biểu đồ 3.7 : Thu nhập từ loại LSNG chính theo nhómkinh tế hộ

3.3 Mối quan hệ giữa tài nguyên rừn g truyền thống quản lý và sử dụng

3.3.2 Ước lượng tài nguyên LSNG trong khu vực của cộng đồng

Lát cắt

Q trình đi lát cắt khu vực bn và những thảo luận trao đổi trong khi đi, được tài liệu hóa thành lát cắt (phụ lục 6). Qua đó cho thấy khu vực bn có hầu hết các nhóm LSNG mà cộng đồng cần. Trong đó, vùng núi Cư Drăm dồi dào hơn cả là địa bàn khai thác trọng điểm. Cỏ tranh, Lồ ô- le -nứa, Măng, Cây thuốc, Củ... được khai thác trên nương rẫy bỏ hố hoặc trong rừng non. Sa nhân có nhiều ở các khe trên núi Cư Drăm. Dọc Ea Krơng Tul có nhiều loại LSNG, nhất là rau quả và cây thuốc.

Đa số người dân trong cộng đồng biết rõ khu vực phân bố và hiện trạng của các LSNG. Khi cần họ biết phải đi lấy chúng ở đâu, có khả năng lấy được nhiều hay ít.

Sơ đồ phân bố

Do đặc thù tài nguyên và điều kiện thực tế, địa bàn lấy LSNG của buôn Chàm B chia thành hai khu vực cách nhau: khu xung quanh bn và khu Cư Giang Gri (có tiểu khu 1191 được GĐGR); nên đã cùng người dân tiến hành vẽ sơ đồ phân bố LSNG theo từng khu vực, kết quả trình bày ở hình 3.5 và hình 3.6 (phụ lục 7.1; 7.2).

Qua các sơ đồ phân bố cho thấy, hầu hết các LSNG đều có thể khai thác được ở cả hai khu vực (quanh buôn và Cư Giang Gri), nghĩa là người dân dễ dàng khai thác, sử dụng các LSNG, dù họ ở tại buôn hay đi làm tại khu GĐGR ở Cư Giang Gri.

Hình 3.5 Sơ đồ phân bố LSNG khu Cư giang Gri Hình 3.6 Sơ đồ phân bố LSNG khu Cư Drăm

Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn

Từ những kết quả của các nghiên cứu bước đầu (đã trình bày ở các phần trên), kết hợp với sơ khảo thực địa cho thấy rừng khu vực bn chủ yếu là trạng thái rừng non, cịn rừng khu vực GĐGR chủ yếu là trạng thái rừng trung bình. Cho nên, 5 ơ tiêu chuẩn điều tra trạng thái rừng non được đặt ở khu vực xung quanh buôn (Cư

Drăm 3 ô, Cư Prit 1ô, Cư Dlông 1 ô), 5ơ tiêu chuẩn điều tra trạng thái rừng trung bình được đặt ở khu vực Cư Giang Gri (Khu GĐGR).

Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn được tổng hợp riêng theo từng khu vực: xung quanh buôn ( phụ lục 8.1) và khu GĐGR ( phụ lục 8.2). Trên cơ sở đó, tính tần suất xuất hiện của từng loài (F%) theo trạng thái rừng. Qua điều tra 5 ô tiêu chuẩn: khu vực buôn thấy xuất hiện 61 loại LSNG (phụ lục 8.3), khu vực Cư Giang Gri (Khu GĐGR) thấy xuất hiện 66 loại LSNG (phụ lục 8.4). Điều này khẳng định sự phong phú về chủng loại LSNG trên địa bàn.

Trị số F% thuyết minh cho tần suất xuất hiện và sự phong phú của từng loại LSNG, cân đối giá trị F% trong các trạng thái cho thấy loại có F % > 3% có thể xem như là loại chiếm ưu thế, có độ phong phú khá cao trong lâm phần hiện tại

Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện F % của các loại LSNG ưu thế ở trạng thái rừng trung bình

STT Tên Êđê Tên Việt Nam Tên khoa học F%

1 Hla Lăng Lá Bép Gnetum gnemon L var griffithii 6.00 2 Boh Hlă Ươi Scaphium lychnophorum 4.50 3 Huê Pal Song nước Daemonorops pierreanus 4.50 4 Ana Ki Bê Sừng Dê Strophanthus divaricatus 4.50 5 Hla Că Dây chạc chiều Tetracera indica 4.25

6 Boh Tay Ja Bồ Quả Uvaria sp 4.00

7 Rang Bê Mật cật Licuala fatua 3.75

8 Chiêt Dứa rừng Pandanus sp 3.50

9 Boh Năt Trám mũi nhọn Canarium subulatum 3.25 10 Hla Dông Nghệ hoa nhỏ Curcuma parviflora 3.25 11 Ana Gha Mông Bá bệnh Eurycoma longifolia 3.00 12 Kning Mông Cú rận Cyperus iria 3.00

Biểu đồ 3.2: F% của các loại LSNG ưu thế trong rừng trung bình

Như vậy trạng thái rừng trung bình đáp ứng 03 loại LSNG có tầm quan trọng cao và sử dụng nhiều trong cộng đồng là: Lá bép và Sợi mây, Đọt mây.

Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện F % của các loại LSNG ưu thế ở trạng thái rừng non

STT Tên Êđê Tên Việt Nam Tên khoa học F%

1 Mơ ô Lồ ô Bambusa procera 5.10

2 Ana Juôl Dủ dẻ Rauwenhoffia siamensis 4.92 3 Alê Le Oxytenanthera nigrociliata 4.92 4 Boh Ngăm Thầu tầu Aporosa microcalyx 4.75 5 Hla Lăng Lá Bép Gnetum gnemon L var griffithii 4.57 6 Hruê Kbu Dây Giềng giềng Butea prodosa 3.69 7 Ana Gha Mông Bá bệnh Eurycoma longifolia 3.34 8 Ana Ki Bê Sừng Dê Strophanthus divaricatus 3.16

9 Knang Yang 3.16 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 Loại LSNG Tần suất F %

Biểu đồ 3.3: F% của các loại LSNG ưu thế trong rừng non

Như vậy trạng thái rừng non đáp ứng 05 loại LSNG có tầm quan trọng cao và sử dụng nhiều trong cộng đồng là: Lồ ô, Le, Lá bép, Dây giềng giềng, măng.

Như vậy các trạng thái rừng hiện tại đáp ứng được nhu cầu cộng đồng, dựa trên đánh giá tầm quan trọng/mức độ sử dụng và F% ở hai trạng thái rừng cho thấy hầu hết các loại LSNG chính đều có thể cung ứng, ngoại trừ cỏ tranh thường khơng có trong rừng, loại này thường được lấy ở các trảng cỏ ngoài rừng.

3.3.3 Đánh giá giá trị kinh tế của một số LSNG quan trọng trong đời sốngcộng đồng theo nhóm kinh tế hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắk lắk​ (Trang 47 - 51)