Những kết quả đạt được về công tác chi trả BHXH dài hạn qua Bưu điện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI HƯỞNG CHẾ độ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN CHI TRẢ QUA BƯU ĐIỆN TRÊN địa BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Sơ lược về Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành

3.1.4 Những kết quả đạt được về công tác chi trả BHXH dài hạn qua Bưu điện.

Bảng 1: Đối tượng chi trả chế độ BHXH theo nguồn kinh phí chi trả (Đvt: người) Stt Thời gian Tổng số người

Trong đó Tốc độ tăng/giảm đối tượng (%) NSNN đảm bảo Quỹ BHXH NSNN đảm bảo Quỹ BHXH

1 2015 900 159 741 -1,25 11,06

2 2016 973 151 822 -5,29 9,85

3 2017 1.046 148 898 -2,03 8,46

4 2018 1.088 146 942 -1,36 4,67

5 2019 1.167 139 1.028 -5,03 8,36

Nguồn: Báo cáo tài chính của BHXH huyện Châu Thành (2015-2019)

Số người hưởng do nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo có xu hướng giảm dần qua các năm do không có trường hợp được giải quyết mới vì đã mất hoặc hết điều kiện hưởng chế độ theo quy định. Trong khi đó, đối tượng được hưởng do nguồn quỹ BHXH đảm bảo có xu hướng tăng cao qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2015 - 2019 là 8,48%.

Bảng 2: Số tiền chi trả các chế độ BHXH giai đoạn 2015 - 2019 (Đvt: tỷ Đồng)

Stt Năm Số tiền Tỷ lệ tăng (%)

1 2015 62,2 11,27

2 2016 70,4 13,13

3 2017 88,8 26,14

4 2018 115,1 29,61

5 2019 160,7 39,61

Nguồn: Báo cáo tài chính của BHXH huyện Châu Thành (2015-2019)

Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng thông qua 2 hình thức: Chi trả qua hệ thống Bưu điện và chi trả qua tài khoản ATM trong đó chủ yếu là chi trả qua hệ thống Bưu điện. Đa số đối tượng nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng chọn hình thức chi trả bằng tiền mặt qua hệ thống bưu điện chiếm trên 95% tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn. Do đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài

hạn chủ yếu là cán bộ hưu trí, mất sức lao động nên tuổi đời cao, việc sử dụng thẻ tài khoản cá nhân ATM có những hạn chế nhất định.

Qua hơn 5 năm thực hiện công tác chi trả qua hện thống Bưu điện cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn. Trong quá trình chi trả, nhân viên Bưu điện thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý và nghiệp vụ chi trả do cơ quan BHXH quy định, đảm bảo chi đúng, chi đủ, và kịp thời, thuận tiện cho đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH.

Mặc dù số đối tượng phải quản lý chi trả hàng tháng rất đông người, số tiền chi trả lớn, tỷ lệ chi trả thành công đạt trên 99% từ lúc triển khai chi trả đến nay.

Bưu điện huyện đặc biệt quan tâm công tác an toàn tiền mặt trước, trong và sau khi chi trả. Ngay khi triển khai dịch vụ, đơn vị đã thực hiện quy trình tạm ứng và quy trình quyết toán tiền chi trả theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An. Quy trình này được thực hiện trên toàn hệ thống của Bưu điện. Công tác vận chuyển, bảo quản tiền được thực hiện theo đúng phương án phê duyệt, các điểm chi trả được trang bị két sắt phục vụ chi trả hàng tháng.

Bưu điện đã làm việc với Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn về việc vận chuyển tiền từ ngân hàng về Bưu điện đối với các Bưu cục có khoảng cách xa với Ngân hàng hoặc khi rút tiền với số lượng lớn để đảm bảo an toàn.

Bưu điện phối hợp tốt với Bảo hiểm xã hội huyện, trong quá trình chuyển kinh phí chi trả hàng tháng và thanh quyết toán kịp thời đúng quy định quản lý tài chính BHXH, đảm bảo an toàn về tiền. Qua hơn 5 năm triển khai công tác chi trả qua hệ thống Bưu điện, công tác này được thực hiện tốt, chưa xảy ra sai sót nào giúp ngành BHXH kiểm soát các nguồn quỹ được chặt chẽ, đúng quy định.

Công tác quản lý tốt đối tượng là một trong những cơ sở, điều kiện để đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH được thực hiện đúng nguyên

tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho đối tượng thụ hưởng đồng thời kiểm soát được nguồn quỹ chi trả tránh thất thoát.

Mặt khác, việc quản lý tốt đối tượng giúp cho việc quản lý nguồn quỹ BHXH được tốt hơn, tránh trường hợp chi sai đối tượng, mức hưởng, đặc biệt các đối tượng chết nhưng chưa báo giảm kịp thời dẫn đến tình trạng chi trả cho đối tượng, khó thu hồi tiền đã chi.

Theo số liệu thống kê của Phòng Chế độ BHXH tỉnh về tình trạng báo giảm chậm đối tượng chi trả qua các năm, việc chuyển giao công tác chi trả lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện vẫn còn các trường hợp báo giảm chậm và chưa khắc phục được so với phương thức chi trả cũ. Đặc biệt, Bưu điện còn phải quản lý biến động của người hưởng các chế độ BHXH qua tài khoản ATM trên từng địa bàn cư trú. Việc báo giảm không đúng quy định thường là các trường hợp chi trả qua hình thức ATM, các trường hợp người hưởng ủy quyền cho người thân nhận tiền mặt tại điểm chi trả của Bưu điện.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển ngành BHXH từ năm 1995 đến nay, việc chuyển đổi hình thức chi trả từ đại diện chi trả UBND xã, phường sang hệ thống Bưu điện thực hiện chi trả các chế độ BHXH dài hạn là bước phát triển mới trong quá trình quản lý chi trả và nâng cao chất lượng phục vụ. Là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ Bưu chính và các dịch vụ công ích của Nhà nước, Bưu điện tỉnh Long An nói chung trong đó Bưu điện huyện Châu Thành nói riêng với nguồn lực hiện có và kinh nghiệm trong quá trình hoạt động với phương châm hoạt động kinh doanh Bưu điện huyện luôn vươn tới sự hoàn thiện về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, nhằm mang đến những tiện ích tốt nhất cho khách hàng.

Do đó, với dịch vụ chi trả các chế độ BHXH, khách hàng là người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, chất lượng phục vụ được nâng lên, công tác chăm sóc khách hàng được Bưu điện quan tâm thực hiện tốt và được người hưởng đánh giá cao trong quá trình triển khai thời gian qua.

Nhân viên chi trả không những ăn mặc lịch sự, tận tình, chu đáo, hòa nhã ... mà còn biết lắng nghe ý kiến người hưởng, có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ để giải đáp, tư vấn cho khách hàng về công tác chi trả, tính chuyên nghiệp cao.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI HƯỞNG CHẾ độ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN CHI TRẢ QUA BƯU ĐIỆN TRÊN địa BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)