Những biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 31 - 32)

Vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức đã được các nhà giáo dục quan tâm từ rất sớm. Các nhà sư phạm như Khổng Tử, Aristot đã đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề đó và đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Trong những năm gần đây, việc dạy học phát huy tính tích cực nhận

thức của HS là một trong những chủ trương lớn của ngành giáo dục. Coi trọng các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS, trong dạy học một số biện pháp được vận dụng như:

- Nội dung dạy học phải mới, những cái mới ở đây không phải quá xa lạ đối với HS, cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ.

- Nội dung dạy học phải có tính thực tiễn, gần gủi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS. Ví dụ: Khi học về hiện tượng khúc xạ va phản xạ toàn phần vật lí lớp 11, HS cần được nghiên cứu các ứng dụng, giải thích các hiện tượng cuộc sống.

- Khi đặt vấn đề dạy học (dẫn dắt vấn đề), phải nêu lên được ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của những vấn đề cần nghiên cứu.

- Sử dụng các phương tiện dạy học, các TBTN có tác dụng kích thích và duy trì hứng thú học tập của HS. Đặc biệt, có thể yêu cầu HS tiến hành TN bằng các phần mềm ở máy vi tính hoặc điện thoại, cao hơn, có thể yêu cầu HS đề xuất phương án TN, thiết kế, chế tạo và tiến hành TN.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong phòng TN, thiết kế và chế tạo thiết bị TN, nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật ngoài giờ trên lớp, phương pháp lớp học đảo ngược.

- Đánh giá, động viên khen ngợi, khen thưởng kịp thời trước khi cá nhân hay một nhóm có thành tích học tập tốt. Khi HS đề xuất các ý tưởng, giải pháp có tính sáng tạo thì GV cần cho điểm thưởng. Điểm thưởng là động lực thúc đẩy sự nỗ lực vượt qua những khó khăn nhất, nhận được điểm thưởng các em tự khẳng định được năng lực của mình trước lớp, trước thầy cô.

- Luyện tập dưới dạng các hình thức khác. Yêu cầu vận dụng các kiến thức vào thực tiễn, vào các tình huống mới của thực tiễn.

- Kích thích hứng thú học tập thông qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS.

- Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập.

Dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của HS không những nâng cao chất lượng kiến thức của họ mà còn hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp trong lao động và học tập: Tự lực, năng động, có tinh thần hợp tác làm việc cao (mối quan hệ gắn kết); Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết được các vấn đề thực tiễn; Cách quan sát, đánh giá. Dạy học phát huy được tính tích cực nhận thức cũng là tiền đề phát triển năng lực sáng tạo của HS

1.1.4.2. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 31 - 32)