Một số kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 41 - 45)

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị

a) Một số kết quả điều tra

Vai trò của việc dạy học Vật lí nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS là rất to lớn. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, trong đại bộ phận HS nói chung, HSTHPT nói riêng tồn tại thực trạng lười đọc tài liệu và sách giáo khoa, ỷ lại vào các bài giảng của giáo viên và các tài liệu có sẵn phương pháp giải. Đa số HS đều chỉ ra rằng thông tin, ký hiệu trên SGK là khô khan và một chiều, ít có hình ảnh trực quan. Kể cả như hiện nay khi CNTT phát triển, HS có thể tiếp cận thông tin theo nhiều cách khác nhau như video, âm thanh hay hình ảnh nhưng vẫn là thông tin một chiều và nhàm chán trên mạng Internet. Nhằm tăng tính chủ động của học sinh trong việc học, giảm sự nhàm chán của học kiến thức khô khan, hình ảnh thiếu trực quan, yêu cầu một sự thay đổi trong dạy và học. Vì vậy, sử dụng thí nghiệm ảo là cần thiết và tối ưu nhất.

Qua số liệu, thông tin mà chúng tôi thu thập được khi đi sâu khảo sát, điều tra với hơn 35 GV giảng dạy Vật lí và hơn 200 HS của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An được khảo sát bằng các phiếu thăm dò (Mẫu khảo sát số 1 và số 2 ở phụ lục). Chỉ ra rằng:

* Đối với giáo viên:

Thông qua phiếu điều tra thăm dò ý kiến và trao đổi trực tiếp với hơn 35 GV giảng dạy vật lí ở một số trường THPT trên tỉnh Nghệ An tôi nắm được một số kết quả cụ thể như sau:

+ Về tình hình sử dụng thí nghiệm thật ở trường:

Nhiều GV cho biết trường THPT có phòng TN nhưng dưới dạng kho chứa thiết bị TN, có thiết bị TN ở trong phòng TN nhưng rất ít khi GV đưa ra sử dụng trong khi dạy học. Đa số GV đều phản ánh chất lượng các thiết bị TN kém, các bộ phận của thiết bị TN thường không đồng bộ. Khi sử dụng thiết bị TN để tiến hành một TN nào đó phải chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, khả năng thành công các TN không cao.

1. Khi hỏi về tình hình sử dụng thiết bị TN để tiến hành các TN mà bài học yêu cầu: Có đến 75% ý kiến trả lời không sử dụng TN nào cả; có 14% ý kiến trả lời chỉ tiến hành những TN có thiết bị TN lắp sẵn.

2. Khi hỏi về những ngần ngại của GV đối với giờ dạy có dùng TN có: 78,3% ý kiến cho rằng mất công chuẩn bị; 55% ý kiến cho rằng sợ không thành công; 68,3% ý kiến cho rằng sợ phải thay đổi hình thức tổ chức giờ dạy; có một số ý kiến cho rằng nếu sử dụng TN sẽ dạy không hết bài vì TN mất nhiều thời gian. Ý kiến khác: Vài ý kiến cho rằng để tiến hành được các TN trong giờ học vật lí thì phải dạy vật lí trong phòng có sẵn các TBTN, không thể mang từ phòng TN đến phòng học hay phải có trợ lí chuẩn bị sẵn TN, đảm bảo TN thành công và phải thu dọn sau khi học, GV không đủ thời gian để cả chuẩn bị, tiến hành TN, trả lại TBTN.

3. Khi thăm dò ý kiến đánh giá về chất lượng các TBTN đã có ở phòng TN có: 33,3% ý kiến cho rằng rất hoàn thiện, có 28,3% ý kiến cho rằng số TN tiến hành được ít, có 75% ý kiến cho rằng các hiện tượng xuất hiện chưa rõ, 80% ý kiến cho rằng thuần túy là TN biểu diễn. Ý kiến khác: cần bổ sung thêm các TBTN 4. Khi hỏi, nếu giao cho HS tìm kiếm tiết kế, chế tạo dụng cụ TN thì sẽ giúp họ hình thành và phát triển: Tính kiên trì và chịu khó có 96,7% ý kiến nhất trí; khả năng tiếp cận thực tế có 85% ý kiến nhất trí; khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật có 35% ý kiến nhất trí; năng lực thực nghiệm có 80% ý kiến nhất trí.

+ Về tình hính sử dụng thí nghiệm ảo

1. Khi hỏi về sự cần thiết phải sử dụng thí nghiệm ảo trong vật lí 11 hầu hết GV đều cho rằng việc khai thác thí nghiệm ảo trong dạy học là rất cần thiết chiếm 86%, có 2 GV cho rằng điều này là cần thiết, không có GV nào thấy việc xây dựng hệ thống tư liệu trên là không cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng đầu tư thiết kế, sưu tầm thí nghiệm ảo một cách bài bản, khoa học phục vụ cho tiết học của mình. Hầu hết Gv lên lớp chỉ truyền thụ kiến thức SGK, ngại đầu tư đổi

mới mỗi tiết học, có chăng chỉ thiết kế thí nghiệm ảo sử dụng trong giờ thao giảng, hội thảo có nhiều đồng nghiệp dự giờ.

2. Khi hỏi về việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí 11. Có tới 100% GV đã sử dụng, không có GV nào chưa sử dụng

3. Khi hỏi nguồn thí nghiệm ảo GV lấy ở đâu. Có 10% GV tự thiết kế, còn lại tải từ các trang trên mạng. Nguyên nhân, GV không có thời gian thiết kế và không giỏi công nghệ thông tin.

4. Khi hỏi kể tên các phần mềm thí nghiệm ảo. Có 13% GV kể tên được một vài phần mềm và biết cách sử dụng, 30% kể được một số phần mềm nhưng không biết cách sử dụng. Còn lại từ chối trả lời.

5. Khi hỏi về việc yêu cầu GV tự thiết kế, chế tạo và lắp ráp một số thí nghiệm bằng phần mềm mô phỏng, nhiều GV còn lúng túng, chưa biết sử dụng phần mềm.

6. Khi hỏi về tâm trạng của anh chị như thế nào trước khi lên lớp mà mình đã chuẩn bị tốt thí nghiệm để dạy tiết học vật lí đó, đa số GV được hỏi cho rằng “thoải mái và tin tưởng giờ dạy sẽ sôi động”. Cũng có những ý kiến: “sợ TN không thành công và sợ cháy giáo án”.

+ Về phương pháp dạy học và sử dụng các phần mềm quản lý lớp học

1. Khi hỏi, GV hãy kể tên một số phần mềm quản lý lớp học/ học sinh. Đa số GV đã kể tên và đã sử dụng, phần lớn sử dụng zalo, facebook..

2. Khi hỏi, GV hiểu gì về chuyển đổi số trong GD. Có 20% Gv trả lời sử dụng rất thường xuyên. Có 50% sử dụng thường xuyên. Còn lại rất ít sử dụng.

3. Khi hỏi, GV có thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và đảo ngược trong dạy học không. Có Có 30% Gv trả lời sử dụng rất thường xuyên. Có 50% sử dụng thường xuyên. Còn lại rất ít sử dụng.

1.3.2. Kết quả điều tra học sinh

Qua điều tra trên 200 HS lớp 11 chúng tôi nhận thấy: HS được học các kiến thức tương đối đầy đủ. Nhưng các em được hỏi cho rằng ít khi được học TN, hầu hết các TN đều do thầy cô mô tả bằng lời và thừa nhận kết quả. Khi hỏi các em thấy sự cần thiết của thí nghiệm ảo không, đa số trả lời có. Một số thông tin cụ thể:

1. Đa số HS đều cảm thấy nội dung bài học Vật lí tương đối khó hiểu, khô khan, chưa hình dung để giải quyết bài tập. Khi hỏi HS có nhớ kiến thức đã được học có: 6,5% ý kiến trả lời nhớ rất nhiều; 15,75% ý kiến trả lời nhớ ít; 30,75% ý kiến trả lời không nhớ gì.

2. Khi hỏi “Khi dạy, GV có làm TN không?” Có: 12,75% ý kiến trả lời có làm một TN; 10,0% làm trên hai TN; 77,25% không làm TN nào mà chỉ vẽ hình và giải thích.

3. Khi yêu cầu các em liệt kê những TN mà GV đã tiến hành trên lớp khi dạy chương thì rất ít em kể ra được, nhiều em kể không chính xác. Khi hỏi “Giờ học có tiến hành TN tác động như thế nào đến hứng thú học tập của các em”. Đa số ý kiến cho rằng rất hứng thú.

4. Khi hỏi “em có muốn trong giờ học vật lí có tiến hành TN không?” Thì có 89% trả lời rất muốn; có 6,5% trả lời muốn; ý kiến khác: có ý kiến cho rằng các TN đưa vào tiến hành phải thành công, hiện tượng xảy ra rõ.

5. Khi hỏi nếu giờ học vật lí tiến hành TN giúp các tham gia học tập tích cực, sáng tạo và kết quả các em hiểu bài, nhớ kiến thức chắc chắn, sâu sắc, có thể đề xuất các cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thì tất cả HS được hỏi đều nhất trí.

6. Khi hỏi, các em có thấy sự cần thiết của thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí nhằm nâng cao kiến thức không? Đa số khoảng 90% trả lời rất cần thiết và có 8% HS trả lời cần thiết. Còn lại trả lời không cần thiết.

7. Khi hỏi “ Nếu GV yêu cầu các em tự thiết kế thí nghiệm ảo về một kiến thức trong chương trình vật lí 11. Có tới 80% HS trả lời không biết, Còn lại chỉ biết tên phần mềm và sử dụng những thí nghiệm đơn giản.

8. Có 15% HS thấy rằng có rất ít GV tìm hiểu thêm các ứng dụng phần mềm thí nghiệm ảo trên điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng nhằm phát triển năng lực HS.

9. Khi hỏi “nếu GV yêu cầu các em tự thiết kế sơ đồ một TN liên quan đến bài vừa học thì các em”: Có 11,25% nhận lời nếu thầy cô hướng dẫn và mình nhận thấy có thể làm được; 9% ý kiến tìm cách từ chối vì sẽ khong làm được; có 15% ý kiến vui vẻ nhận nhiệm vụ.

10. Khi hỏi nếu trong các bài kiểm tra có thêm nội dung yêu cầu thiết kế phương án TN thì các em sẽ: rất thích có 27,75% ý kiến, khong thích có 53% ý kiến và còn lại trả lời sợ khó vì không quen.

11. Khi hỏi nếu sau mỗi phần học, nếu giao nhiệm vụ theo nhóm, theo tổ tìm kiếm, thiết kế, chế tạo, lắp ráp và vận hành một số ứng dụng kĩ thuaath của vật lí thì đa số cho rằng giúp: Nắm chắc được kiến thức và nhớ lâu; Nhận thấy các kiến thức đã học rất gần gũi với kiến thức thực tế; Nhận thấy việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế là rất bổ ích; Làm quen với việc nghiên cứu khoa học; Bạn bè đoàn kết, hợp lực hơn; Thấy được năng khiếu của mình để chọn nghề sau này.

12. `Khi hỏi “em có đề xuất gì đối với GV khi dạy để khi học HS hứng thú, tích cực hơn và nâng cao chất lượng kiến thức hơn”, đã có một số ý kiến

đề xuất: Thầy cô giáo phải sử dụng các TN thật hoặc mô phỏng trong quá trình dạy, khi làm TN thì GV phải phân tích để các em nắm rõ mục đích của từng TN và HS có thể cùng được tiến hành TN. Các thao tác TN nên tiến hành chậm để HS dễ quan sát. Một số ý kiến khác lại đề xuất.

Tóm lại, trong cuộc khảo sát này, về phía giáo viên, các thầy cô cũng khẳng định, trong giờ Vật lí của bản thân mình, việc ứng dụng CNTT trong dạy học vẫn chủ yếu là từ phía GV, HS chủ yếu là không ứng dụng. GV cũng chỉ suy nghĩ đơn giản ứng dụng CNTT là soạn bài trên máy tính, dùng laptop để in giáo án, hoặc dừng lại ở một số bài giảng powepoint. Nhiều giờ dạy học mặc dù có sử dụng máy tính, kết nối internet nhưng chỉ dừng lại như một phương tiện trình chiếu thay thế việc viết bảng và đọc thuộc giáo án của GV, phục vụ cho hoạt động thuyết trình truyền thụ nội dung bài học đã được chuẩn bị sẵn. Với cách dạy học này, CNTT chỉ có thể giải phóng sức lao động cơ học cho GV còn HS vẫn chỉ tiếp nhận một chiều. HS vẫn chưa phải là những chủ thể tích cực, sáng tạo, chủ động. Sự hỗ trợ này của CNTT là chưa phù hợp với quan điểm và mục tiêu dạy học mới nhấn mạnh đến việc hình thành năng lực cho người học, chú trọng phát huy vai trò chủ thể cho HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 41 - 45)