Nhiều phần mềm thí nghiệm ảo được phổ biến rộng rãi và tải free giúp

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 45 - 49)

giáo viên dễ dàng chiếu slide máy chiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Nhiều trang web: thư viện bài giảng, video thí nghiệm ảo…được Gv quan tâm sử dụng

dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí.

* Tồn tại: Khó khăn còn tồn tại trên hành trình chuyển đổi số ngành giáo dục

- Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. - Đa số GV nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí. Nhưng vấn đề về thời gian, tiền bạc, trình độ cùng với hạn chế về công nghệ thông tin nên thực tế việc thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí 11 chưa mang hiệu quả cao.

- Khi dự giờ, giáo viên còn theo cách dạy truyền thống, chưa lấy học sinh làm trung tâm và sử dụng công nghệ thông tin. Hầu hết giáo viên chưa sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và sử dụng thí nghiệm ảo vào dạy học.

- Nhận thức của GV và HS: Một số GV, HS chưa quan tâm đúng mức tới việc ứng dụng CNTT, thiết bị công nghệ và học liệu số trong dạy học, giáo dục do đã quen với các phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là một số GV chưa nhận thức hết ý nghĩa, vai trò cũng như tâm lý ngại thay đổi có thể dẫn đến những rào cản nhất định trong đội ngũ.

- Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in,…), đường truyền, dịch vụ Internet của nhà trường vẫn còn yếu và thiếu. Một số lớp máy chiếu chưa có, phải di chuyển tới phòng máy chiếu làm mất thời gian di chuyển và ổn định lớp.

- Một số hạn chế khác từ phía GV và cán bộ quản lý khi tiếp cận với các ứng dụng CNTT trong việc dạy học còn hạn chế. Trình độ tin học của GV và HS còn có những bất cập với các ứng dụng cụ thể của các phần mềm, các thí nghiệm với máy tính cũng như các thiết bị công nghệ cập nhật.

- Thiếu nguồn nhân lực thông thạo về CNTT để phổ biến, hướng dẫn trong ngành giáo dục theo định hướng thường xuyên, liên tục, các thay đổi đồng bộ từ nhận thức đến thái độ và quan điểm hành động cũng là một thách thức cần vượt qua.

- Hình thức tổ chức lớp học và các vấn đề có liên quan: đánh giá, đảm bảo chất lượng… sẽ có những điều chỉnh khi đưa CNTT, thiết bị công nghệ và học liệu số vào dạy học, giáo dục. Chẳng hạn, muốn tổ chức một giờ học bằng bài giảng điện tử, sử dụng projector hoặc tivi trang bị cho toàn trường (vì không có điều kiện trang bị đến từng lớp học) thì phải di chuyển địa điểm học tập, GV sẽ phải mất thời gian cho việc chuẩn bị phương tiện dạy học cho giờ học đó hoặc phải sắp xếp lịch, cử nhân sự trực bổ sung... Những khó khăn này có thể tác động không nhỏ đến tâm lí e ngại và đầu tư cả về thời gian, kỹ năng cho GV và HS trong việc ứng dụng CNTT, thiết bị công nghệ và học liệu số trong dạy học, giáo dục.

- Sự chênh lệch nhất định về kinh nghiệm, kỹ năng ứng dụng CNTT, thiết bị công nghệ và học liệu số vào dạy học, giáo dục giữa các môn… cùng với những vấn đề có liên quan có thể xem là một trong những điều kiện thực tiễn cần quan tâm để việc ứng dụng CNTT, thiết bị công nghệ và học liệu số vào dạy học, giáo dục đảm bảo tính thực tiễn, khả thi.

Do đó, ban chuyên môn nhà trường mà đặc biệt các tổ, nhóm bộ môn phải có những biện pháp, chính sách về chuyên môn, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để việc sử dụng các phần mềm để thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí được sử dụng rộng rãi và hiệu quả hơn.

Qua thưc trạng trên, tôi thấy đề tài này là cần thiết nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo định hướng GDPT mới.

2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

GV chỉ trình bày những hoạt động có sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học

2.1. Bài 26 Khúc xạ ánh sáng

Bước 1: GV gửi link phần mềm thí nghiệm ảo (ở tiết học trước) lên padlet. Yêu cầu HS nghiên cứu trước phần mềm ở nhà

Bước 2: GV giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo.

Bước 3: GV chia nhóm yêu cầu HS hoàn thành các phiếu học tập bằng phần mềm. Sau đó gửi lên trang padlet.

Bước 4: GV chọn 2 nhóm tốt nhất và kém nhất, cử đại diện trình bày. YC các nhóm nhận xét chéo.

Bước 5: GV tổng hợp ý kiến và cho điểm. Sau đó trình bày nội dung kiến thức.

2.2. Bài 27 Phản xạ toàn phần

Bước 1: GV hình thành kiến thức mới bằng cách đặt vấn đề bằng bài toán (GV đã gửi zalo nhóm lớp ở tiết trước). Yêu cầu học sinh kiểm chứng bằng phần mềm

Bước 2: GV chia nhóm yêu cầu HS hoàn thành các phiếu học tập bằng phần mềm. Sau đó gửi lên zalo nhóm lớp

Bước 3: GV chọn 2 nhóm tốt nhất và nhanh nhất, cử đại diện trình bày. YC các nhóm nhận xét chéo.

Bước 4: GV tổng hợp nhận xét và cho điểm. Sau đó cố vấn cùng HS hoàn thiện nội dung của bài.

2.3. Bài 28 lăng kính

Bước 1: GV kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà (HS đã gửi zalo nhóm lớp)

Đề bài:Các nhóm sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo kết hợp hiệu ứng, tính năng của powerpoint. Hãy thiết kế bài giảng điện tử về lăng kính dựa trên các phiếu học tậpcho sẵn

Sau đó, chọn 2 nhóm tốt nhất và kém nhất cử đại diện trình bày

Bước 2: Trước khi lên trình bày, cho các nhóm thảo luận trong vòng 7 phút

Bước 3: Các nhóm trao đổi, nhận xẻt chéo

Bước 4: GV nhận xét và cho điểm. GV cố vấn cho HS hoàn thiện nội dung của bài.

2.4. Bài 29 Thấu kính mỏng

Bước 1: Đại diện các nhóm lên trình bày (hoặc mời một bạn bất kì lên trình bày). Nhiệm vụ GV đã gửi zalo lớp: Các nhóm sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, hãy hoàn thành phiếu học tập sau bằng cách thực hiệm trực tiếp trên phần mềm Crodile hoặc phòng TN ảo PHET

Bước 2 +3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, nhận xét các nhóm khác. GV nhận xét tổng hợp cho điểm.

Bước 4: GV cố vấn cùng HS xây dựng kiến thức mới và hoàn thiện nội dung của bài học.

2.5. Kiểm chứng kết quả bài toán về mạch điện phức tạp bằng thí nghiệm ảo

Bước 1: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập

Bước 2: Gv chia nhóm, yêu cầu HS kiểm chứng kết quả bằng phần mềm. Lần lượt từng nhóm lên báo cáo, thời gian tối đa 8 phút/ mỗi nhóm.

Bước 3: Chất vấn, thảo luận, Gv hợp thức hóa kiến thức, các nhóm đánh giá nhóm khác.

Bước 4: Gv đánh giá các nhóm, nhận xét, cho điểm. Tổng kết kiến thức bài.

2.6. STEM: Thiết kế mạch điện cầu thang

Bước 1: Giao nhiệm vụ về nhà ở tiết trước

Bước 2: Lần lượt từng nhóm lên báo cáo sản phẩm, thời gian tối đa 8 phút/ mỗi nhóm.

Bước 3: Chất vấn, thảo luận, Gv hợp thức hóa kiến thức, các nhóm đánh giá nhóm khác.

3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

3.1. Kế hoạch dạy học chủ đề: “Khúc xạ ánh sáng – Phản xạ toàn phần” I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thiết kế được phương án TN khảo sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần.

- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.

- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.

- Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm để trả lời phiếu học tập.

b. Năng lực đặc thù môn học

- Quan sát, bố trí, dự đoán kết quả từ thí nghiệm

- Thảo luận nhóm để thiết kế được phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết với sự hỗ trợ của CNTT (Thí nghiệm kĩ thuật số).

- Tiến hành được thí nghiệm trên phần mềm thí nghiệm ảo

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 45 - 49)