Ưu và nhược điểm của phương pháp lớp học đảo ngược:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 39 - 41)

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị

b. Ưu và nhược điểm của phương pháp lớp học đảo ngược:

* Ưu điểm

+ Giáo viên sẽ ghi âm, ghi hình hoặc chuẩn bị nội dung bài giảng và đưa lên Internet. Trước đây việc này rất khó thực hiện. Nhưng ngày nay có rất nhiều công cụ giúp giáo viên làm điều đó như: Office Mix, Sway, các phần mềm thiết kế bài giảng Elearning,…

+ Học sinh xem, nghe bài giảng trước khi đến lớp. Có thể làm một số bài tập đơn giản ngay tại nhà. Học sinh có thể thảo luận với nhau và với giáo viên online. Những công cụ phổ biến có thể sử dụng cho việc này là dùng Microsoft Teams.

HS sử dụng phần mềm để làm bài tập ở nhà

+ Thời gian ở lớp sẽ được dùng cho học sinh thảo luận, trình bày sự tìm hiểu của mình và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn. Điều này giúp học sinh học sâu hơn. Học sinh lúc này trở thành trung tâm của lớp học. Giáo viên đứng vài trò quan sát, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc. Giáo viên cũng có thể dành thời gian để hỗ trợ nhiều hơn cho các học sinh cần hỗ trợ như học sinh yếu, học sinh giỏi,…Học sinh sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của thầy cô và các bạn.

* Nhược điểm

Như vậy chúng ta thấy phương pháp lớp học đảo ngược có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm cần khắc phục:

+ Không phải nội dung nào chúng ta cũng sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược. Những nội dung đòi hỏi học sinh cần có nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị trước sẽ phù hợp hơn những nội dung đơn giản.

+ Giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị bài hơn.

+ Khả năng sử dụng công nghệ thông tin phải khá tốt. Nếu các thầy cô thích phương pháp này thì điểm này các thầy cô có thể yên tâm.

+ Đòi hỏi sự tích cực hợp tác của học sinh.

+ Học sinh cần có máy tính, điện thoại thông minh và internet tại nhà.

1.1.5. Vật lí lớp 11

Trong giai đoạn hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn nói chung môn Vật lí nói riêng là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn,theo đúng với nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông. Do đó,GV phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, lấy “chuẩn kiến thức, kỹ năng” làm kim chỉ nam trong quá trình dạy học. Để cho tiết học đạt hiệu quả tốt, GV phải nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc những yêu cầu về kĩ năng, kiến thức của bài sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý, tổ chức khoa học,tinh giản, phân bố hợp lý các hoạt động trong tiết học, trong đó tổ chức cho HS làm thí nghiệm là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của tiết học vật lí. Chương trình Vật lí 11 bao hàm nhiều bài học trừu tượng, nhiều hiện tượng vật lí khó quan sát và hình dung. Vì vậy,việc thực hiện một số thí nghiệm ảo trong phần quang học lớp 11 phải được chú ý đúng mức trong từng tiết dạy.

Chương trình vật lí 11 chuẩn có 7 chương. Trong đó kiến thức phần quang học rất hay, đa dạng và phong phú. Học sinh thường cảm thấy hơi mơ hồ đối với những hiện tượng hoặc những bài toán khó hình dung phức tạp như thấu kính. Nếu giáo viên khi giảng dạy chung chung như sách giáo khoa mà không có thí nghiệm minh hoạ và phương pháp dạy học phù hợp sẽ làm cho học sinh sẽ có cảm giác chung chung, rối rắm và học thiếu hiệu quả…Phần quang học là một trong những phần khó trong chương trình vật lí 11 với nhiều dạng bài tập phức tạp, câu hỏi trắc nghiệm khó.

Với mục đích giúp học sinh phát huy tích tích cực sáng tạo, khắc sâu kiến thức bằng phương pháp hoạt động nhóm và sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy. Giúp học sinh dễ hình dung, dễ nhớ và tóm tắt các kiến thức để giải quyết các bài tập. Vì vậy tôi đã viết đề tài này.

1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng

Năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó Giáo dục là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên, bởi giáo dục là một lĩnh vực có tác động xã hội liên quan trực tiếp và hàng ngày tới người dân. Giáo dục được chuyển đổi số thành công sẽ giúp thay đổi nhận thức con người một cách nhanh nhất, mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nhiều hoạt động trong đời sống – xã hội, đồng thời, tạo động lực chuyển đổi số cho các ngành nghề khác.

Hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục được ban hành dần hoàn thiện hành lang pháp lý, như các quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, giảng dạy; tổ chức đào tạo trực tuyến, hình thành các quy chế đào tạo từ xa trình độ đài học, sau đại học; hay đưa ra các quy định về quản lý, vận hành sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành … Công tác chuyển đổi số trong ngành tập trung vào ba mảng chính thông qua: Công tác giảng dạy như đào tạo e-learning, đào tạo qua thực tế ảo; Quản lý giáo dục như quản lý trương học, tài sản, tra cứu thông tin…; Vận hành và quản lý doanh nghiệp giáo dục.

Mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành . Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều kiến thức đơn môn hoặc đa môn. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu 4 vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn, nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ảo TRONG dạy học vật lí 11 PHẦN QUANG học và điện học NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực số CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI (Trang 39 - 41)