Thực nghiệm sư phạm 1 Mục đích

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG PHẦN mềm CLASS POINT TRONG tổ CHỨC dạy học THEO mô HÌNH 5e CHƯƠNG CHẤT KHÍ – vật lí 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH (Trang 43 - 46)

- Công cụ: Multiple choice, Drawing

4. Thực nghiệm sư phạm 1 Mục đích

4.1. Mục đích

Tiến hành thực nghiệm sư phạm các kiến thức đã thiết kế nhằm:

- Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học nội dung đã thiết kế, bổ sung hoàn thiện tiến trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

- So sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện.

4.2. Đối tượng thực nghiệm

- Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở các lớp 10B3, 10B4 tại đơn vị trường THPT Đô lương 2 và lớp 10A1, 10T5 tại trường THPT Đô Lương 1

4.3. Phương pháp thực nghiệm

- Ứng dụng phần mềm ClassPoint để tiến hành giảng dạy các bài học trong chương “Chất khí – Vật lí 10” theo mô hình 5E .

- Tiến hành rút kinh nghiệm, phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm và tổ chức làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập.

4.4. Kết quả thực nghiệm

4.4.1.Đánh giá định tính

Sau khi áp dụng mô hình dạy học 5E với sự hỗ trợ của phần mềm ClassPoint trong dạy học chủ đề “Chất khí” Vật lí 10 chúng tôi thấy:

- Ban đầu học sinh còn bỡ ngỡ trong các giai đoạn học tập cũng như ứng dụng phần mềm ClassPoint trong các giai đoạn học tập nhất là giai đoạn đánh giá. Tuy nhiên, các em làm quen một cách nhanh chóng cũng như phát huy được kỹ năng công nghệ của mình trong những tiết tiếp theo.

- HS đã có sự mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày thí nghiệm, trả lời phiếu học tập nhóm, HS tập trung chú ý lắng nghe, tích cực đóng góp ý kiến bổ sung, thảo luận.

- Từ tiết đầu bỡ ngỡ thì tiết thứ 2 trở đi các em đã chủ động làm việc, biết phân công nhiệm vụ hợp lí, tương tác các nhiệm vụ bài học với giáo viên đạt hiệu quả cao. - Các em đã đánh giá khách quan kết quả học tập của các nhóm khác cũng như các thành viên trong nhóm của mình.

- Không khí học tập thay đổi một cách rõ rệt. Các em hào hứng, mong chờ giờ học, không khí giờ học trong tất cả các giai đoạn học tập vui vẻ, sôi nổi, hòa đồng cũng như phát huy được nhiều kĩ năng và năng lực như: năng lực hợp tác, năng lực thực hành thí nghiệm, kĩ năng đọc sách, tìm kiếm thông tin, năng lực ghi nhớ, phân tích, tổng hợp...

- Cảm nhận của em Nguyễn Văn Dũng lớp trưởng lớp 10A1 trường THPT Đô

trực tiếp trên phần mềm ClassPoint, nhất là phần luyện tập câu hỏi trắc nghiệm có chế độ thi đấu. Chúng em mong có nhiều tiết học như vậy.

- Thầy Nguyễn Văn Phúc, giáo viên Vật lí ở trường THPT Đô lương 2 nhận

xét: “Tôi thấy ứng dụng phần mềm ClassPoint trong dạy học mô hình 5E đã phát

triển cho học sinh nhiều năng lực, phẩm chất của một học sinh thế hệ mới. Các em đã tự mình phát hiện vấn đề, tự mình tiến hành thí nghiệm cũng như chủ động xây dựng kiến thức trong quá trình học tập. Việc tự các em khám phá, xây dựng tri thức giúp các em khắc sâu cũng như có thêm niềm đam mê học tập nói chung và bộ môn Vật lí nói riêng. Giáo viên ứng dụng các chức năng của phần mềm ClassPoint trong quá trình dạy học đã làm cho tiết học trở nên lí thú và sôi nổi hơn rất nhiều.

- Thầy Hoàng Khắc Trường giáo viên Vật lí đơn vị trường THPT Đô Lương 1

nhận xét: “Tôi thấy phần mềm ClassPoint được tích hợp trong PowerPoint có nhiều

chức năng mới rất tiện ích và hiệu quả trong quá trình dạy học, nó không chỉ áp dụng được trong dạy học trực tiếp, theo mô hình 5E mà còn trong tất cả các tiết dạy kể cả dạy học trực tuyến. Học sinh rất hào hứng khi được tương tác trực tiếp trên ClassPoint, GV đỡ được nhiều thời gian biên soạn các bộ câu hỏi tương tác trên các phần mềm khác.

4.4.2. Đánh giá định lượng

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và tổ tự nhiên trường THPT Đô Lương 1 và Đô Lương 2 Chúng tôi đã chọn được nhóm lớp có chất lượng tương đương để làm đối chứng và thực nghiệm. Đơn vị Đô Lương 1: Nhóm thực nghiệm lớp:10A1 với số học sinh: 45, nhóm đối chứng lớp: 10T5 với số học sinh: 45. Đơn vị Đô Lương 2: Nhóm thực nghiệm lớp:10A1 với số học sinh: 40, nhóm đối chứng lớp: 10B4 với số học sinh: 40. Bên cạnh đó, sau khi áp dụng mô hình dạy học 5E với sự trợ giúp của phần mềm ClassPoint chúng Tôi điều tra lại về thái độ học tập và mức độ tương tác của HS thu được kết quả như sau:

Thái độ học tập của học sinh

Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Rất hứng thú 18 10 % 45 25%

Hứng thú 54 30% 85 47,2%

Bình thường 68 37,8% 40 22,3%

Không thích, chán nản 40 22,2% 10 5,5%

Thái độ tương tác của HS trong hoạt động học

tập

Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Số lượng Tỉ lệ

(%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Thường xuyên, liên tục 27 15 % 63 35%

Có tham gia 60 33,4% 90 50%

Tham gia nếu bắt buộc 79 43,8 % 27 15%

Chưa bao giờ 14 7,8% 0 0

Bảng 6: Bảng điều tra thái độ học tập của HS

- Qua 2 bảng kết quả điều tra, sau khi sử dụng mô hình dạy học 5E với ứng dụng ClassPoint trong quy trình dạy học 5E chúng tôi thấy HS hứng thú hơn, tham gia tương tác với GV nhiệt tình hơn trong các giờ học.

- Tiến hành bài kiểm tra được thực hiện sau khi học xong chủ đề “Chất khí” với 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng bằng cách ra đề đánh giá theo bộ câu hỏi phát triển năng lực Chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí được bảng kết quả sau :

Đơn vị Nhóm HS Số HS Điểm số ĐTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đô Lương 1 ĐC 45 0 0 4 6 8 8 10 6 2 1 6,0 TN 45 0 0 0 2 4 7 13 10 6 3 7,2 Đô Lương 2 ĐC 40 0 0 5 5 10 9 6 4 1 0 5,55 TN 40 0 0 1 2 8 13 7 6 2 1 6,35

Dựa vào bảng số liệu kết quả chấm bài, tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, số lần đạt điểm cao của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng và số lần đạt điểm thấp ít hơn. Từ đó cho thấy, áp dụng ClasPoint trong mô hình dạy 5E để giảng dạy chủ đề “Chất khí” trong chương trình Vật lí lớp 10 đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh học tập tích cực và kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo, nâng cao được năng lực nhận thức và năng lực hành động của các em. Rèn luyện và phát triển cho các em được nhiều năng lực tính toán,

tin học, thí nghiệm, ngôn ngữ… qua đó hình thành các phẩm chất cần có của một người học sinh, một người công dân thế hệ mới.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, Chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: - Đề tài đã tổng hợp và phân tích các nội dung lý luận liên quan tới mô hình dạy học 5E, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nói chung, bộ môn Vật lí nói riêng và đã tìm hiểu các chức năng, tính mới của phần mềm ClassPoint trong dạy học.

- Đề tài đã đánh giá vai trò và thực trạng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực, ứng dụng CNTT của GV trong dạy học, thực trạng về mức độ hứng thú, khả năng tương tác của học sinh, khả năng ứng dụng CNTT của học sinh cũng như mong muốn của các em trong quá trình học tập. Từ đó, thấy được sự cần thiết phải đổi mới PPDH và áp dụng CNTT trong dạy học.

- Đề tài đề xuất được quy trình dạy học 5E theo định hướng phát triển năng lực nói chung và quy trình ứng dụng phần mềm ClassPoint trong dạy học theo mô hình 5E trong bộ môn Vật lí.

- Sau khi đề xuất được quy trình ứng dụng phần mềm ClassPoint trong dạy học theo mô hình 5E chúng tôi đã thiết kế các giáo án dạy học theo mô hình 5E có ứng dụng các chức năng của phần mềm ClassPoint chương chất khí, giáo án Stem sau khi học xong chương chất khí.

- Thực nghiệm đề tài tại 2 đơn vị công tác và bước đầu đã thu được một số tín hiệu khả quan. HS hứng thú, yêu thích bộ môn Vật lí hơn, tương tác với giáo viên nhiều hơn, hào hứng tham gia các hoạt động tìm hiểu các ứng dụng, giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống thực tiễn.

- Trong các pha của mô hình 5E học sinh được rèn luyện các kỹ năng trao đổi làm việc nhóm, được rèn luyện các kỹ năng làm thí nghiệm ,viết, nói, thuyết trình, rèn luyện cho học sinh thói quen tích cực khám phá, giải quyết vấn đề sáng tạo, đánh giá đồng đẳng.

Căn cứ vào kết quả thực hiện, có thể kết luận đề tài đã hoàn thành được các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, trong quá trình DH vẫn còn những khó khăn như phương tiện học tập của HS; HS chưa quen với việc sử dụng công cụ tiện ích này; và đặc biệt đòi hỏi nhiều thời gian về phía GV trong việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đòi hỏi người GV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực CNTT, tích cực, yêu nghề; linh hoạt, biết vận dụng kết hợp nhiều hình thức DH thì mới tạo sự hứng thú lôi cuốn người học tham gia một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG PHẦN mềm CLASS POINT TRONG tổ CHỨC dạy học THEO mô HÌNH 5e CHƯƠNG CHẤT KHÍ – vật lí 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)