Về năng lực a Năng lực Vật lí

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG PHẦN mềm CLASS POINT TRONG tổ CHỨC dạy học THEO mô HÌNH 5e CHƯƠNG CHẤT KHÍ – vật lí 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH (Trang 66 - 69)

IV. Tiến trình dạy học

1. Về năng lực a Năng lực Vật lí

a. Năng lực Vật lí

* Năng lực nhận thức Vật lí

- Phân biệt được khí thực và khí lí tưởng.

.- Vận dụng định luật Bôi lơ -Ma ri ốt và định luật Sác- Lơ để xây dựng phương trình trạng thái Claperon của khí lí tưởng, và từ phương trình này viết được biểu thức đặc trưng của đẳng quá trình tương ứng

- Phát biểu được định nghĩa quá trình đẳng áp, định luật Gay- Luy- Xắc, khái niệm đường đẳng áp.

- Vẽ được đồ thị đường đẳng áp trong các trường hợp.

- Vận dụng phương trình trạng thái để giải các bài tập chất khí. - Hiểu được ý nghĩa vật lí của độ không tuyệt đối.

* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí

- Tìm hiểu một số hiện tượng như làm sao để đưa một quả bóng bàn bẹp về trạng thái ban đầu.

- Tìm hiểu cách bỏ lọt quả trứng vào chai cho dù miệng chai nhỏ hơn quả trứng. - Trình bày, báo cáo và thảo luận về các hiện tượng trên.

* Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức về định luật chất khí để giải thích các vấn đề trong thực tế

b. Về năng lực chung

Thực hiện bài học này góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực như sau:

* Năng lực tự chủ và tự học:

- Học sinh vận dụng được các kiến thức về định luật Bôi- lơ – Ma-ri-ốt và định luật sác -lơ để tự mình xây dựng được phương trình trạng thái khí lí tưởng.

- Từ phương trình trạng thái khí lí tưởng suy ra được biểu thức của quá trình đẳng áp.

- Học sinh tìm kiếm thông tin, đọc SGK và xem video bài giảng để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thông số trạng thái, cũng như các hiện tượng liên quan trong cuộc sống hàng ngày.

- Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng về các nội dung học tập sau khi thảo luận nhóm.

* Năng lực giao tiếp và hợp tác:

- Lập kế hoạch hoạt động nhóm về hoàn thành phiếu học tập, ứng dụng CNTT để thuyết trình giải thích về quá trình đẳng áp, các hiện tượng trong tự nhiên.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập, ứng dụng CNTT để tương tác với giáo viên và các nhóm khác.

- Đặt câu hỏi và thảo luận về ý kiến của các nhóm khác khi báo cáo kết quả phiếu học tập và giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan đến bài học như tại sao xe bị nổ lốp khi bơm quá căng...

- Tự đánh giá bản thân và đánh giá các thành viên trong nhóm khi hoàn thành phiếu học tập, thuyết trình và tham gia giải bài tập trên ClassPoint.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo:

- Học sinh hợp tác giải quyết vấn đề cách tiến hành thí nghiệm, ứng dụng CNTT để báo cáo kết quả thí nghiệm.

2. Về phẩm chất

- Tích cực chủ động tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường không khí - Có ý thức trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành các phiếu học tập trong bài học.

- Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ nhóm, giải các bài tập nhóm.

- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác khi tham gia hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.

- Luôn cố gắng chăm chỉ học tập, đọc và tìm các tài liệu liên quan đến bài học và những vấn đề cuộc sống liên quan đến chất khí và các đẳng quá trình.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về định luật chất khí để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.

II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Mô hình 5E, giải quyết vấn đề, kĩ thuật hỏi đáp, hoạt động nhóm. đáp, hoạt động nhóm.

III. Thiết bị dạy học:

- 4 Bộ thí nghiệm khảo sát định luật chất khí.

- Video mở đầu https://www.youtube.com/watch?v=uU0LvSCGCOk - Phiếu học tập số 1, số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CH1. Khí thực là gì? CH2. Khí lí tưởng là gì?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Dùng cho HĐ E2)

1. Một lượng khi xác định thực hiện chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2

(p2, V2, T2) thông qua một trạng thái trung gian 1’ (p’, V2, T1). Hãy:

- Gọi tên các đẳng quá trình trong quá trình biến đổi trạng thái của lương khí nói trên. - Thiết lập mối liên hệ giữa p1, p2, V1, V2, T1, T2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Dùng cho HĐ E4) Câu hỏi hoạt động nhóm

1. Từ phương trình trạng thái khí lí tưởng nếu cho p1 = p2 thì phương trình sẽ được viết

lại như thế nào?

2. Thế nào là quá trình đẳng áp? Đường đẳng áp? 3. Từ phương trình trạng thái khí lí tưởng:

- Nếu giảm nhiệt độ tới 0 K thì p và V sẽ có giá trị như thế nào? - Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ dưới 0 K thì áp suất và thể tích thế nào?

Câu hỏi cá nhân

Câu 1. Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp cho như hình vẽ bên. Mô tả nào sau

đây về hai quá trình đó là đúng:

0

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG PHẦN mềm CLASS POINT TRONG tổ CHỨC dạy học THEO mô HÌNH 5e CHƯƠNG CHẤT KHÍ – vật lí 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)