Nội dung tư vấn cho phụ huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 60 - 65)

TT Nội dung tư vấn cho phụ huynh

Phụ huynh (n=105) Thường

xuyên Đôi khi Không

bao giờ Chung

SL TĐ SL TĐ SL TĐ TĐ ĐTB

1 Phát hiện các khó khăn về tâm

lý mà con em mình gặp phải 27 81 59 118 19 19 218 2.1

2 Trợ giúp con em mình tự giải

quyết khó khăn 32 96 51 102 22 22 220 2.1

3

Phối hợp với GV, cán bộ tư vấn và các lực lượng giáo dục để hỗ trợ con em mình được tư vấn tâm lý

41 123 39 78 25 25 226 2.2

Kết quả bảng 2.5a, 2.5b, 2.5c cho thấy có sự thống nhất trong đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ tư vấn đối với những nội dung khác nhau cho đối tượng HS. Cụ thể: cả CBQL, GV và HS đều đánh giá mức độ tư vấn ở các nội dung ở mức đôi khi (ĐTB: 2.2); Có sự khác biệt về mức độ tư vấn ở từng nội dung. Trong đó, nội dung tư vấn được cả GV, CBQL và HS đánh giá ở mức Thường xuyên là: Giải quyết, ứng phó với những tình huống nảy sinh trong các mối quan hệ với bạn bè (ĐTB: 2.4) và Các vấn đề về nếp sống, nếp sinh hoạt và khả năng thích ứng của HS (CBQL- GV: 2.3; HS: 2.4); Nội dung được đánh giá có mức độ tư vấn ở mức Không thường xuyên là: Các vấn đề về giới tính, sức khỏe sinh sản (CBQL- GV: 1.9; HS: 2.1), Giải quyết, ứng phó với những tình huống nảy sinh trong các mối quan hệ với bố mẹ (CBQL- GV: 2.2; HS: 2.0).

Đối với GV, công tác TVTLHĐ tập trung nhiều hơn vào nôi dung giúp GV nhận diện được những khó khăn tâm lý của HS và kỹ năng hỗ trợ HS giải quyết những khó khăn về tâm lý (ĐTB: 2.5). Qua trao đổi với cô Lê Thị B. Hiệu trưởng trường PTDTNT Pác Nặm cô B cho biết: “Trường PTDTNT có những đặc thù riêng, do đó đội ngũ GV và đặc biệt là cán bộ quản sinh nhà trường thường lúng túng trong cách nhận diện khó khăn mà HS gặp phải cũng như không biết là thế nào để hỗ trợ các em. Do đó ban giám hiệu nhà trường thường phân công những GV có thâm niên làm chủ nhiệm và cán bộ quản sinh lâu năm hỗ trợ cho các GV trẻ về cách nhận biết khó khăn của HS cũng như cách hỗ trợ HS vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, do các GV không được đào tạo bài bản về chuyên môn Tư vấn tâm lý, nên việc hỗ trợ chủ yếu cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân GV, vì vậy hiệu quả hỗ trợ không thực sự như mong muốn.”

Trong quá trình giảng dạy, GV thường quan sát những biểu hiện của HS để đánh giá, nhận diện mức độ khó khăn của các em. Tác giả tham gia dự giờ của cô giáo Nông Thị H, lớp 6A, trường PTDTNT Ngân Sơn trong đó có HS Ma Ngọc A được GV chủ nhiệm, GV bộ môn và cán bộ quản sinh đánh gia là có dấu hiệu của rối loạn hành vi. Trong quá trình quan sát, người nghiên cứu nhận thấy một số dấu hiệu sau: Trong lớp em A không chú ý nghe giảng, hay chọc phá bạn, không tuân thủ theo lệnh của GV, có những hành độc bột phát như đang học nói lảm nhảm, đi

ra khỏi lớp nhiều lần và không xin phép. Trao đổi với cán bộ quản sinh, thầy Tuyên cho biết: Vào buổi tối, trong giờ tự học em A thường ngủ gật, hay chọc phá các bạn xung quanh, hay bỏ trốn. Chúng tôi có cuộc điện thoại trao đổi với phụ huynh của em A thì được biết: Ở nhà em A thường sinh hoạt không theo kế hoạch; Hay đánh trẻ em hàng xóm và không nghe theo yêu cầu của bố mẹ.

Nói đến công tác TVTLHĐ không thể không nói đến khía cạnh tư vấn có phụ huynh HS. Qua khảo sát 105 phụ huynh HS, chúng tôi nhận thấy: Phụ huynh HS ít được trợ giúp về cách nhận diện cũng như hỗ trợ con em mình vượt qua khó khăn. Nhiều phụ huynh hoàn toàn không hiểu gì về tư vấn tâm lý. Khi GV chủ nhiệm trao đổi phối hợp, một số phụ huynh cho rằng: “Gửi con cho các thầy cô là nhờ cả ở các thầy cô”. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả TVTLHĐ không cao.

Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với thực tiễn công tác TVTLHĐ tại các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. Các em đều là con em dân tộc thiểu số, đến từ các bản thuộc các huyện như Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Ngân Sơn. Khi học tại trường, các em sinh hoạt, học tập tập trung dưới sự quản lý của quản sinh, GV chủ nhiệm. Sự va chạm trong cuộc sống, sinh hoạt, trong cách xử lý mâu thuẫn bạn bè là điều thường xuyên xảy ra, nhất là với những HS khối 6 và 7. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do kinh nghiệm sống tập thể chưa nhiều nên khi có mâu thuẫn xảy ra với bạn bè và sự va chạm trong sinh hoạt chung, các em thường bộc lộ sự lúng túng trong việc chon cách giải quyết. Nội quy trường nội trú khá nghiêm ngặt nên các em không thể tự giải quyết mâu thuẫn của mình. Do đó, tìm đến GV chủ nhiệm và quản sinh để nhờ hỗ trợ là cách được đông đảo HS lựa chọn.

Đánh giá mức độ hài lòng của HS sau khi được tư vấn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của học sinh sau khi tư vấn

Kết quả biểu đồ 2.3 cho thấy: Trong số các HS thuộc khách thể nghiên cứu của đề tài, 100% các em đều đã từng ít nhất một lần tìm đến sự trợ giúp tâm lý. Trong số đó, 57.8% HS cho rằng họ hoàn toàn hài lòng sau khi được tư vấn hỗ trợ; vẫn còn 20.9% số HS cho rằng họ không hài lòng với ca tư vấn. Qua trao đổi, lí do các em đưa ra là: “Chúng em thấy có cảm giác bị hỏi nhiều quá nên sợ” - ý kiến của em Lò Thị M, HS lớp 7A, trường PTDTNT Na Rì. Có thể thấy rằng nguyên nhân của những đánh giá này liên quan đến năng lực của đội ngũ GV- những người làm công tác tư vấn hỗ trợ các em trong các trường PTDTNT.

2.3.1.5. Hình thức tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

Tư vấn tâm lý cá nhân là một hoạt động rất phổ biến, chủ yếu trong lĩnh vực Tư vấn tâm lý. Nó bao gồm nhiều hình thức khác nhau, thường xuất phát từ nhu cầu của người cần tư vấn - Gọi là Thân chủ, dựa trên bối cảnh và năng lực của chuyên viên tâm lý. Tìm hiểu về hình thức tư vấn học đường ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

0 1 2 3 Tư vấn trực tiếp

Tư vấn qua Internet Tư vấn thông qua tích hợp, lồng ghép vao nội dung

bài giảng

Tư vấn thông qua hình thức tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề

Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu Phối hợp với các tổ chức, cá nhân

2.5 2.2 2.5 2.3 2.1 2.3 2.6 2.1 2.7 2.2 2.1 2.2 2.4 2 2.5 2.3 2 2.4 HS GV CBQL

Biểu đồ 2.4. Hình thức tư vấn tâm lý học đường

Kết quả biểu đồ 2.4 cho thấy: Có sự thống nhất tương đối trong đánh giá của CBQL, GV và HS đối với mức độ sử dụng các hình thức TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. Hình thức tư vấn được sử dụng ở mức rất thường xuyên theo ý kiến của CBQL, GV và HS là Tư vấn trực tiếp (CBQL: 2.6; GV: 2.5; HS:2.4) và Lồng ghép tích hợp nội dung tư vấn vào nội dung bài giảng (CBQL: 2.5; GV: 2.7; HS: 2.5) ; Các hình thức tư vấn qua mạng, tư vấn qua điện thoại và đặc biệt tư vấn qua email là những hình thức tư vấn ít được sử dụng. Do tính chất đặc thù của các trường DTNT, HS ở trường trong khoảng thời gian dài nên các em có nhiều điều kiện tiếp xúc với thầy cô giáo; thêm vào đó là tâm lý nhút nhát, thiếu tự tin, thiếu chủ động nên các em chủ yếu lựa chọn hình thức tư vấn trực tiếp. Đây là hình thức có tính truyền thống và luôn được các nhà tư vấn khuyến khích, vì qua việc trao đổi trực tiếp, nhà tư vấn không chỉ nhận được các thông tin bằng lời nói, mà còn đánh giá và nhận biết được các thông tin phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt…) có tính trung thực cao. Vì thế trong điều kiện có thể, các thân chủ luôn được khuyến khích để được tư vấn theo hình thức này.

2.3.1.6. Chủ thể tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

Ai là người thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ cho các em luôn là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý. Tìm hiểu về vấn đề này qua ý kiến của 185 HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 60 - 65)