Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 45)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.5.6. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho

Tuy không đóng vai trò ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS, song điều kiện cơ sở vật chất góp phần đáng kể đến việc chuyển hóa nhận thức và khả năng thực hành của các em vào thực tế, như việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin, phim ảnh, thăm quan dã ngoại, tổ chức các buổi tọa đàm, có hình thức khen thưởng, động viên là những kênh quan trọng trong số các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động TVTLHĐ cho HS, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu của xã hội đặt ra cho việc nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hoạt động TVTLHĐ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên thế giới và Việt Nam, đã có nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về tư vấn và quản lý hoạt động tư vấn học đường cho HS nói chung nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản lý hoạt TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện

Việc nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt TVTLHĐ đối với HS ở các trường PTDTNT cấp huyện với nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đặc điểm vùng miền.... cho phép người nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:

Nhân cách của HS trong quá trình hình thành và phát triển chịu sự chi phối của nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố văn hóa. Đối với HS ở các trường PTDTNT cấp huyện thì hoạt động TVTLHĐ có ý nghĩa đặc rất quan trọng, đặc biệt với HS dân tộc nội trú- các em sống tập trung trong kí túc xá, xa gia đình, bản thân tự đối diện với mọi vấn đề của cuộc sống, nhiều em không thể vượt qua khó khăn tâm lý... Nó hỗ trợ cho các em vượt qua các khó khăn gặp phải, có được những kỹ năng cần thiết, giúp các em hòa mình vào đời sống xã hội, có thêm nhiều kinh nghiệm sống phong phú...

Hiện nay, hoạt động TVTLHĐ ở các trường còn là hoạt động mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu và tài liệu, vì thế trong quá trình triển khai thực hiện nhiều trường còn bỡ ngỡ, lúng túng trong công tác quản lý hoạt động. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TVTLHĐ đòi hỏi các nhà quản lý cần phải đầu tư, nghiên cứu và cân nhắc những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa mặt thuận lợi, hạn chế thấp nhất những khó khăn trong hoạt động TVTLHĐ.

Trên cơ sở nghiên cứu những lý thuyết trên đây tác giả tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TVTLHĐ, thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN

TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa ở phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc Việt Nam, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, cách Thủ đô Hà Nội theo đường Quốc lộ 3 170 km.

Tỉnh Bắc Kạn có 08 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố và 07 huyện, với 122 xã, phường, thị trấn và 1.421 thôn, bản. Khí hậu Bắc Kạn được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa lí cụ thể nên khí hậu nóng ẩm, mưa theo mùa và rất thất thường. Bắc Kạn được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới. Năm 2011 Hồ Ba Bể đã được công nhận là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tăng trưởng kinh tế bình quân của Bắc Kạn trong giai đoạn 2013-2018 ước đạt 12,3%, trong đó: khu vực dịch vụ tăng 15,67%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 9,1%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 11,21%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2013-2018 tăng bình quân 10,44%/năm. Chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 1,72%/năm. Năm 2018, thu ngân sách nhà nước đạt 570 tỷ đồng, chi ngân sách nhà nước 4.193 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó tiềm lực kinh tế của Bắc Kạn chưa mạnh, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hệ thống giao thông chưa đảm bảo thông suốt, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp...là những yếu tố cản trở đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ Đề án số 03-ĐA/TU ngày 10/5/2017 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ

trong hệ thống chính trị giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 91-KH/TU ngày 31/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH TW Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Công văn số 1192/UBND- THVX ngày 15/3/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc rà soát, sáp nhập trường, lớp học và việc sử dụng GV trong các trường học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục rà soát cụ thể số trường, lớp, HS tính đến năm 2020 để xây dựng kế hoạch phát triển GD&ĐT năm học 2018-2019 sát với thực tế của địa phương, đơn vị, đảm bảo chất lượng dạy và học. Thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các điểm trường, quy mô lớp học cho phù hợp, bảo đảm bố trí đủ sĩ số HS trên lớp học theo các cấp học, bậc học. Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 318 trường mầm non, phổ thông, trong đó: Mầm non: 123 trường (giảm 01 trường công lập và tăng 01 trường ngoài công lập), Tiểu học: 79 trường (giảm 05 trường), TH&THCS: 44 trường (tăng 04 trường); THCS: 57 trường - bao gồm cả 06 trường PTDTNT huyện (giảm 04 trường), THPT: 15 trường;

có 09 trung tâm (01 trung tâm GDTX-GDHN cấp tỉnh, 07 trung tâm GDNN-GDTX cấp

huyện, 01 trung tâm GDTEKT). So với năm học 2017-2018, các trường mầm non, phổ thông giảm 06 trường công lập, tăng 01 trường tư thục và giảm 42 điểm trường (20 mầm non, 22 tiểu học); Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo có 6.594 cán bộ, GV, nhân viên, trong đó: CBQL, GV, nhân viên các cơ sở giáo dục là 6.496, công chức các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT là 98.

- Kết quả đạt được Giáo dục Mầm non: Trong năm học, 100% trẻ đến trường mầm non được đảm bảo an toàn về mọi mặt. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 02 lần/năm học để kịp thời phát hiện bệnh tật và xử lý. Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ là 22.288/22.288 (100%); Số trẻ được theo dõi sự tăng trưởng bằng biểu đồ là 22.288/22.288 (100%); Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 3,74% (giảm 6,79% so với đầu năm học và 0,31% so với cùng kỳ năm trước); Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 5,30% (giảm 5,05% so với đầu năm học và 0,07% so với cùng kỳ năm trước) - trong đó, tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 3,41%, suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 2,41%, trẻ thừa cân chiếm 0,44%; Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì chiếm 0,18% (giảm 0,02% so với đầu năm học và 0,1% so với cùng kỳ năm trước).

- Kết quả giáo dục Tiểu học: Số HS hoàn thành chương trình tiểu học: 4526/4526, đạt 100% (giữ mức so với năm học 2017-2018).

- Kết quả cấp THCS, THPT:

+ THCS: Hạnh kiểm Tốt chiếm: 79,34%, Khá 17,32%, TB: 3,25%, Yếu 0,09%; Học lực Giỏi chiếm: 10,02%, Khá: 37,22%, TB: 48,04%, Yếu: 4,70%, Kém:

0,02% (So với năm học 2017-2018: Hạnh kiểm giữ mức như năm học trước. Học lực

Giỏi, Khá tăng 1,52%; Yếu, Kém giảm 0,36%).

+ THPT: Hạnh kiểm Tốt chiếm: 75,98%, Khá 17,02%, TB: 5,99%, Yếu 1,00%; Học lực Giỏi chiếm: 6,05%, Khá: 42,09%, TB: 46,21%, Yếu: 5,54%, Kém: 0,11% (So với năm học 2017-2018: Hạnh kiểm Tốt, Khá giảm 0,59%; trung bình, yếu tăng 0,59%. Học lực Giỏi, Khá tăng 2,19%; Yếu, Kém giảm 1,07%).

2.1.3. Vài nét về đặc điểm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

Các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn là các cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn hoạt động theo mô hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú, chuyên đào tạo HS dân tộc thiểu số, vùng cao cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện của tỉnh.

2.1.3.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Tên trường CBQL GV Số lượng Trình độ CM Số lượng Trình độ CM Trên ĐH học Đại Cao đẳng Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trường PTDTNT Ba Bể 3 2 1 20 18 2 Trường PTDTNT Chợ Đồn 2 2 20 16 4 Trường PTDTNT Chợ Mới 2 2 14 12 2 Trường PTDTNT Na Rì 1 1 19 16 3

Trường PTDTNT Ngân Sơn 2 2 15 13 2

2.1.3.2. Kết quả học lực, hạnh kiểm năm học 2018 - 2019 của học sinh

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh năm học 2018 - 2019

(Theo Báo cáo số 1607/BC-SGDĐT ngày 23/8/2019 của Sở GD&ĐT Bắc Kạn)

Trường

PTDTNT Lớp TS HS

Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Na Rì 6 69 65 94.20 4 5.80 0 0.00 0 0.00 8 11.59 38 55.07 22 31.88 1 1.45 0 0.00 7 70 55 78.57 11 15.71 4 5.71 0 0.00 10 14.29 36 51.43 23 32.86 1 1.43 0 0.00 8 70 58 82.86 12 17.14 0 0.00 0 0.00 6 8.57 54 77.14 10 14.29 0 0.00 0 0.00 9 34 24 70.59 8 23.53 2 5.88 0 0.00 4 11.76 15 44.12 15 44.12 0 0.00 0 0.00 Cộng 243 202 83.13 35 14.40 6 2.47 0 0.00 28 11.52 143 58.85 70 28.81 2 0.82 0 0.00 Ngân Sơn 6 67 66 98.51 1 1.49 0 0.00 0 0.00 13 19.40 40 59.70 14 20.90 0 0.00 0 0.00 7 70 67 95.71 3 4.29 0 0.00 0 0.00 12 17.14 42 60.00 16 22.86 0 0.00 0 0.00 8 64 44 68.75 10 15.63 6 9.38 4 6.25 13 20.31 35 54.69 16 25.00 0 0.00 0 0.00 9 0 Cộng 201 177 88.06 14 6.97 6 2.99 4 1.99 38 18.91 117 58.21 46 22.89 0 0.00 0 0.00 Ba Bể 6 70 57 81.43 13 18.57 0.00 0.00 11 15.71 26 37.14 29 41.43 4 5.71 0.00 7 69 61 88.41 8 11.59 0.00 0.00 7 10.14 35 50.72 20 28.99 7 10.14 0.00 8 0 9 0 Cộng 139 118 84.89 21 15.11 0 0.00 0 0.00 18 12.95 61 43.88 49 35.25 11 7.91 0 0.00 Chợ Đồn 6 70 59 84.29 11 15.71 0 0.00 0 0.00 15 21.43 34 48.57 21 30.00 0 0.00 0 0.00 7 70 49 70.00 17 24.29 4 5.71 0 0.00 13 18.57 38 54.29 19 27.14 0 0.00 0 0.00 8 68 46 67.65 14 20.59 8 11.76 0 0.00 9 13.24 42 61.76 16 23.53 1 1.47 0 0.00 9 35 23 65.71 7 20.00 5 14.29 0 0.00 0 0.00 22 62.86 13 37.14 0 0.00 0 0.00 Cộng 243 177 72.84 49 20.16 17 7.00 0 0.00 37 15.23 136 55.97 69 28.40 1 0.41 0 0.00 Pác Nặm 6 35 35 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 2 5.71 17 48.57 16 45.71 0 0.00 0 0.00 7 70 56 80.00 6 8.57 5 7.14 3 4.29 7 10.00 46 65.71 16 22.86 1 1.43 0 0.00 8 70 50 71.43 11 15.71 5 7.14 4 5.71 8 11.43 29 41.43 28 40.00 5 7.14 0 0.00 9 35 27 77.14 5 14.29 3 8.57 0 0.00 4 11.43 13 37.14 18 51.43 0 0.00 0 0.00 Cộng 210 168 80.00 22 10.48 13 6.19 7 3.33 21 10.00 105 50.00 78 37.14 6 2.86 0 0.00 Chợ Mới 6 66 62 93.94 4 6.06 0 0.00 0 0.00 10 15.15 37 56.06 19 28.79 0 0.00 0 0.00 7 68 63 92.65 4 5.88 1 1.47 0 0.00 14 20.59 31 45.59 22 32.35 1 1.47 0 0.00 8 70 66 94.29 1 1.43 3 4.29 0 0.00 14 20.00 48 68.57 8 11.43 0 0.00 0 0.00 9 36 33 91.67 3 8.33 0 0.00 0 0.00 5 13.89 19 52.78 12 33.33 0 0.00 0 0.00 Cộng 240 224 93.33 12 5.00 4 1.67 0 0.00 43 17.92 135 56.25 61 25.42 1 0.42 0 0.00

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập số liệu, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để phân tích và giải quyết các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã khảo sát các khách thể nghiên cứu về các nội dung sau:

- Thực trạng hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn.

- Thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

- Phương pháp khảo sát: Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra bằng Anket (bảng hỏi), phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia..

- Phương thức xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thu được qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

+ Kết quả thu được bằng phương pháp Anket, đối với những câu hỏi tính tỉ lệ %, được tính như sau:

Tỷ lệ % =

Số lượng ý kiến (theo mức độ)

x 100 Số khách thể

+ Đối với những câu hỏi có 3 mức độ, cách tính ĐTB như sau: Tổng điểm = M1 x 3 + M2 x 2+ M3 x 1

Trong đó:

M1, M2, M3 là số lượng lựa chọn ở các mức độ

M1 là mức cao nhất (Thường xuyên, Phù hợp, Cần thiết, Hiệu quả, Khả thi…) M2 là mức thứ hai (Đôi khi, Phù hợp một phần, Ít ảnh hưởng, Ít Khả thi, Ít Cần thiết….)

M3 là mức thấp nhất (Không bao giờ, Không hiệu quả, Không cần thiết, Không khả thi…).

Tương ứng với các mức độ ĐTB như sau: Mức độ I (Cao): 2.41 - 3.0

Mức độ II (TB): 1.71 - 2.4 Mức độ III (Thấp): 1- 1.7

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

2.3.1.1. Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

Trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lý cá nhân thì giai đoạn tuổi HS trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn phát triển tâm lý rất phức tạp. Một giai đoạn mang tính bùng nổ và có phần nổi loạn khi mà mỗi cá nhân chịu sự tác động cộng hưởng do những thay đổi về mặt sinh lý cùng các tác động từ môi trường xung quanh như: gia đình, nhà trường, xã hội cùng các mối quan hệ từ các bạn đồng trang lứa. Sự thiếu kém về kỹ năng ứng phó và thích nghi với môi trường cũng như sự hạn chế trong các mối quan hệ xã hội mang tính hỗ trợ - nâng đỡ tâm lý là những "hố đen" làm cho cá nhân trở nên khó khăn hơn, vất vả hơn trong việc chấp nhận, ứng phó và vượt qua các thách thức. Tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý của HS THCS các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Khó khăn trong sự phát triển bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 45)