Kết luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 105 - 106)

Hoạt động TVTLHĐ thật sự cần thiết trong mỗi nhà trường phổ thông nói chung, trường PTDTNT cấp huyện nói riêng. Để công tác tư vấn trường học là một hoạt động có ý nghĩa, góp phần giải quyết hiệu quả các khó khăn trong đời sống tâm lý của HS dân tộc thiểu số, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục nhằm giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn; giúp các em nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập, rèn luyện và phát triển bản thân tại các trường PTDTNT của tỉnh.

1.1. Về lý luận

Qua kết quả nghiên cứu lí luận, phân tích thực trạng Quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS ở các trường PTDTNT cấp huyện, tỉnh Bắc Kạn tác giả đưa ra khái niệm: “Quản lý hoạt động TVTLHĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến hoạt động hỗ trợ tâm lý, giúp HS nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực ở các em, giúp các em tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn gặp phải khi đang học tại nhà trường, nhằm giúp hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả”

1.2. Về thực trạng

Thực trạng TVTLHĐ và quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS các trường PTDTNT cấp huyện, tỉnh Bắc Kạn còn ở mức trung bình yếu, nhiều nơi còn chưa thật sự quan tâm đúng mức. Đội ngũ CBQL và GV thực hiện hoạt động TVTLHĐ hầu hết là kiêm nhiệm. Đa số GV ở các trường thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ giảng dạy và hỗ trợ HS, đồng thời do không được đào tạo bài bản về tư vấn tâm lý nên các GV thực hiện công việc hỗ trợ HS chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trách nhiệm làm thầy. Nhiều vấn đề của HS khiến bản thân GV bộc lộ sự lúng túng.Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tạo thành. Trong đó có 02 yếu tố chủ quan và 06 yếu tố khách quan như đã phân tích trong luận văn.

Thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn chỉ đạt mức trung bình. Có sự thống nhất trong đánh giá của cán bộ quản lý và GV về các nội dung Tổ chức thực hiện HĐTVTLHĐ, Kiểm tra, đánh giá kết quả

hoạch hoạt động TVTLHĐ, có sự chênh lệch về mức độ đánh giá giữa CBQL và GV, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều.

Thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở cá trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ tư vấn viên có ảnh hưởng nhiều nhất đến thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở cá trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn.

1.3. Đề xuất biện pháp quản lý

Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TVTLHĐ cho HS các trường PTDTNT cấp huyện, tỉnh Bắc Kạn . Cụ thể:

- Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TVTLHĐ cho cán bộ quản lý, GV, HS, phụ huynh HS và các lực lượng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của HS.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TVTLHĐ hiệu quả.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV chủ nhiệm, GV quản sinh và GV làm công tác TVTLHĐ.

- Chỉ đạo vận động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động TVTLHĐ.

- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động TVTLHĐ.

- Tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động TVTLHĐ.

Các biện pháp chúng tôi đề xuất ở trên đã được khảo nghiệm và cho kết quả khá tốt về tính cần thiết và tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 105 - 106)