Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 26 - 41)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.3.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc. Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này. Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. [4].

1.3.2. Mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

HS các trường PTDTNT cấp huyện gồm những em có độ tuổi từ 12 đến 15. Với nét đặc trưng tâm lý là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần: Tập khẳng định mình; Mong muốn được đối xử như người lớn; Đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyển bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề…Chính sự chuyển tiếp này đã khiến các em gặp phải những khó khăn về tâm lý trong mọi mặt của cuộc sống từ học tập đến giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ… Do đó, công tác tư vấn, hỗ trợ HS dân tộc nội trú vượt qua những khó khăn tâm lý là điều các cán bộ quản lý cần quan tâm.

Cha mẹ HS, nhà quản lý, GV và HS luôn tự đặt ra câu hỏi: Mục tiêu của các nhà hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học là gì? Tại sao lại cần đến các nhà TVTLHĐ?

Trong môi trường học đường cần những nhà TVTLHĐ sử giải quyết những vấn đề sau:

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm hỗ trợ HS các trường PTDTNT cấp huyện làm quen với môi trường nội trú, yên tâm ăn ở đặc biệt trong những tuần đầu mới nhập học xa gia đình, người thân.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm hỗ trợ HS nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam từ đó nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho HS, giúp hạn chế tối đa trường hợp HS vi phạm pháp luật.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh và ứng phó với xâm hại tình dục trong học đường cho HS; giáo dục HS kĩ năng hoạt động xã hội với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa DTTS.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm nâng cao nhận thức của HS trong việc phòng tránh ảnh hưởng và đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết... còn tồn tại ở một số vùng DTTS.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm nâng giúp HS có định hướng lựa chọn nghề nghiệp, giúp các em có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, địa phương.

- Hoạt động TVTLHĐ tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, rèn luyện thêm về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đối diện và ứng phó với khó khăn, kĩ năng xác lập mục tiêu cho bản thân. Tạo cơ hội để thầy cô và HS gần gũi với nhau hơn, giúp cho HS giữa các dân tộc khác nhau xích lại gần nhau, biết đồng cam và sẻ chia với nhau trong mọi khó khăn, để mỗi HS cảm thấy nội trú thực sự là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em, để cho những ai đã được gắn bó với nơi này cảm nhận được đây là ngôi nhà thứ 2 của mình.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm hỗ trợ gia đình HS trong việc quan tâm chăm sóc và giáo dục con cái, phát hiện những khó khăn của con cái, phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm hỗ trợ GV và HS của nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với HS, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của nhà tư vấn.

- Hoạt động TVTLHĐ giúp nâng cao kỹ năng tự quản, kĩ năng tự phục vụ bản thân cho HS. Các GV phải hỗ trợ các em từ những điều nhỏ nhất như: giờ ăn, giấc ngủ, giặt quần áo đến vệ sinh cá nhân… giúp các em biết làm mọi việc để tự lập cuộc sống của mình.

- Hoạt động TVTLHĐ nhằm phối kết hợp với các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ và can thiệp trong trường hợp HS có những vấn đề liên quan đến những hoạt động bên ngoài như các vấn đề pháp luật, các vấn đề về bệnh tâm lý.

1.3.3. Nội dung tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

Học sinh các trường PTDTNT đều được xét tuyển theo chỉ tiêu phân bổ cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số hoặc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vì vậy, chất lượng đầu vào học sinh không đồng đều cộng với đặc điểm chung là học sinh người dân tộc thiểu số trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận kiến thức hạn chế… Cũng vì thế nên các em thường rất nhút nhát, thụ động, nhất là thời gian đầu làm quen

với cuộc sống xa nhà. Một khó khăn nữa mà các trường PTDTNT đang gặp phải là điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn hạn chế, hiện học sinh vẫn đang sử dụng bàn ghế cũ, được trang bị từ lâu nên hư hỏng và không đảm bảo đúng yêu cầu.

Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý cấp THCS chung, HS PTDTNT nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…Đặc biệt với HS dân tộc nội trú - các em sống tập trung trong kí túc xá, xa gia đình, bản thân tự đối diện với mọi vấn đề của cuộc sống, nhiều em không thể vượt qua khó khăn tâm lý, nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử, gây án mạng. Thực trạng này cho thấy các em thật sự cần người đáng tin cây và có chuyên môn để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Để giúp học sinh khóa mới nhanh chóng làm quen với môi trường học tập, vơi đi nỗi nhớ nhà, các trường PTDTNT đều tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Ngay sau ngày tựu trường, các trường đã tổ chức cho học sinh khóa mới giao lưu với khóa cũ để các em kết bạn, nhận đồng hương cùng xã, cùng thôn và động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ngoài giờ học, tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường thường xuyên có các buổi sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn và cũng là cơ hội để các em giới thiệu và gìn giữ những bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Một “chiến lược chung” được tất cả các trường PTDTNT cùng thực hiện để nâng cao chất lượng đó là phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, các thầy cô phải thường xuyên nhắc nhở, củng cố kiến thức cho các em trong các buổi tự học; lồng ghép kiến thức vào những trò chơi như: học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp qua ô chữ, hình vẽ... Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm học, các trường tăng cường phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém, chậm tiến bộ, thành lập các tổ, nhóm, đôi bạn học tập để các em giúp đỡ nhau.

Nội dung của TVTLHĐ ở trường PTDTNT cấp huyện cho các đối tượng cụ thể như sau:

- Với HS:

+ Kĩ năng, phương pháp học tập, hứng thú học tập

+ Giải quyết, ứng phó với những tình huống nảy sinh trong các mối quan hệ với bạn bè, bố mẹ, thầy cô

+ Hỗ trợ HS xác định thiên hướng, hứng thú nghề nghiệp

+ Hỗ trợ HS các vấn đề về kĩ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng phòng vệ, kỹ năng tự nhận thức bản thân

+ Các vấn đề về tâm lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe sinh sản

+ Nâng cao nhận thức cho HS trong việc phòng ngừa tệ nạn xã hội, hủ tục + Các vấn đề về đời sống tình cảm

+ Các vấn đề về nếp sống, nếp sinh hoạt và khả năng thích ứng của HS

- Với GV:

+ Nhận diện những khó khăn tâm lý của HS + Hỗ trợ HS tự giải quyết các khó khăn về tâm lý

+ Phối hợp với cha mẹ HS, cán bộ tư vấn, các lực lượng giáo dục để tư vấn tâm lý cho HS

- Với cha mẹ và gia đình HS:

+ Phát hiện các khó khăn về tâm lý mà con em mình gặp phải + Trợ giúp con em mình tự giải quyết khó khăn

+ Phối hợp với GV, cán bộ tư vấn và các lực lượng giáo dục để hỗ trợ con em mình được tư vấn tâm lý

Ngoài ra, hoạt động TVTLHĐ còn giúp nhà trường điều chỉnh môi trường sư phạm, phương pháp giảng dạy có tác động đến sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của HS. Giúp cộng đồng phát triển, phát hiện các vấn đề nổi cộm của HS theo địa bàn hoặc thời gian trong mối quan hệ, môi trường (nhà trường - gia đình - cộng đồng)

Như vậy, nội dung của hoạt động TVTLHĐ là những vấn đề rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp, nhạy cảm, gắn liền với đời sống tâm, sinh lý của HS ở các trường PTDTNT cấp huyện.

1.3.4. Hình thức tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

- Theo nội dung tư vấn tâm lý thì có các loại tư vấn tâm lý như: Tư vấn tình yêu, giới tính; tư vấn hôn nhân gia đình, tư vấn bạo hành; tư vấn HIV - AIDS; tư vấn học đường...

- Theo tính chất của hoạt động tư vấn tâm lý có các loại: Tư vấn tâm lý trực tiếp và tư vấn tâm lý gián tiếp

+ Tư vấn tâm lý trực tiếp.

+ Tư vấn tâm lý gián tiếp qua Intenet + Tư vấn tâm lý qua chat

+ Tư vấn tâm lý qua Email

- Theo phương thức tư vấn tâm lý có các loại: tư vấn tâm lý cá nhân và tư vấn tâm lý nhóm

- Tư vấn tâm lý qua hoạt động lồng ghép vào các hoạt động khác + Tư vấn tâm lý qua việc lồng ghép vào các bài học, giờ học trên lớp

+ Tư vấn tâm lý qua các hoạt động ngoại khóa, qua hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tư vấn tâm lý qua phòng tư vấn

- Tư vấn tâm lý qua điện thoại, qua thư, qua đài báo, qua Internet

Như vậy, dưới những góc độ khác nhau có rất nhiều hình thức tư vấn tâm lý khác nhau, được tổ chức dưới các dạng khác nhau như (diễn đàn, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề...) tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi tập trung vào lĩnh vực quản lý hoạt động TVTLHĐ

Hình thức TVTLHĐ là trong những nội dung cơ bản được quy định tại Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông được ban hành ngày 18/12/2017.

Căn cứ vào đặc thù của trường PTDTNT và đặc trưng tâm lý của HS người dân tộc thiểu số, có thể thấy công tác tư vấn tâm lý cho HS các trường PTDTNT cấp huyện được thực hiện theo các hình thức sau:

* Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp: Mặt đối mặt (face to face) Tư vấn trực tiếp là hình thức tư vấn mà quá trình bạn gặp gỡ, trao đổi của khách hàng với chuyên gia là trực tiếp mặt đối mặt tại văn phòng tư vấn.

* Hướng dẫn, tư vấn gián tiếp: Tư vấn qua mạng (E-mentoring)

Là một phương tiện, qua đó duy trì mối quan hệ hướng dẫn (a guided mentoring relationship) sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc thư điện tử. Đó là mối quan hệ giữa người hướng dẫn và được hướng dẫn, giao tiếp thông qua phương tiện điện tử. Tư vấn qua mạng nhằm mục đích nâng cao kỹ năng, kiến thức, sự tự tin và hiểu biết văn hóa của người được hướng dẫn giúp họ đạt được thành công. Tư vấn qua mạng đặc biệt hữu ích trong những trường hợp khó sắp xếp liên lạc trực tiếp.

Hiện nay có nhiều công nghệ có thể được sử dụng trong quá trình tư vấn từ xa như điện thoại (Telephone), thư điện tử (Email), nhật ký điện tử (Blog), nhóm (Groups), các trang web (Website), Diễn đàn (Forum) …

* Tư vấn thông qua lồng ghép, các nội dung tư vấn tâm lý cho HS trong trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ; Tích hợp trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

* Tư vấn thông qua hình thức tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề: Tổ chứcdiễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho HS.

* Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ HS về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho HS.

* Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho HS.

1.3.5. Các phương pháp tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

Có nhiều phương pháp tổ chức TVTLHĐ cho HS ở các trường PTDTNT cấp huyện. Tuy nhiên hoạt động TVTLHĐ cho HS ở các trường còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc thực hiện các ca tư vấn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của GV nên hiệu quả không cao. Để đạt hiệu quả cao cần có sự phối kết hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó nhà tư vấn vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức đã lựa chọn để tư vấn cho HS.

Tiến hành hoạt động tư vấn tâm lý thông qua một số phương pháp sau:

- Phương pháp trò chuyện: Là phương pháp sử dụng phương tiện cơ bản là lời nói sinh động của nhà tư vấn đến HS

- Phương pháp thảo luận: Là một dạng tương tác nhóm mà trong đó các thành viên cùng giải quyết một vấn đề nhằm đạt tới một kết quả chung. Thảo luận, tạo ra môi trường thuận lợi để HS kiểm chứng ý kiến và hướng đi riêng của mình

- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp thực hành của HS trong một số tình huống cụ thể nào đó trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩa sáng tạo của các em

- Phương pháp xử lý tình huống: Nhà tư vấn giúp cho HS có cách nhận diện vấn đề toàn diện bằng bằng cách đặt HS vào các tình huống giả định.

- Phương pháp trò chơi: Nhà tư vấn thiết kế và tổ chức các trò chơi để thu hút HS tham gia để gửi gắm thông điệp hỗ trợ. Phương pháp này phát huy được nội lực của HS, tạo được bầu không khí thân thiện

1.3.6. Các phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

* Đội ngũ tư vấn viên

- Nhà trường có Tổ tư vấn, hỗ trợ HS và bố trí cán bộ, GV kiêm nhiệm để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 26 - 41)