Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 82 - 85)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc quản lý hoạt động

nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn

Các yếu tố ảnh hưởng Nội dung Mức độ đánh giá CBQL(n=33) GV (n= 117) Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Chung Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Chung SL TĐ SL TĐ SL TĐ ĐTB SL SL SL ĐTB Chủ quan

Năng lực, kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia TVTLHĐ

15 45 16 32 2 2 79 2.39 25 75 80 160 12 12 247 2.11

Năng lực và phẩm chất của đội

ngũ tư vấn viên 16 48 14 28 3 3 79 2.39 40 120 60 120 17 17 257 2.20

Khách quan

Đặc điểm tâm lý, nhân cách của

HS THCS 18 54 12 24 3 3 81 2.45 41 123 56 112 20 20 255 2.18 Sự tích cực, chủ động của HS,

tập thể HS 14 42 15 30 4 4 76 2.30 40 120 50 100 27 27 247 2.11 Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp

quản lý, của GVCN, Đội thiếu niên

15 45 13 26 5 5 76 2.30 35 105 70 140 12 12 257 2.20

Sự phối hợp, cộng tác giữa gia

đình, nhà trường và xã hội 13 39 16 32 4 4 75 2.27 36 108 66 132 15 15 255 2.18 5.Điều kiện cơ sở vật chất phục

vụ hoạt động TVTLHĐ cho HS 15 45 14 28 4 4 77 2.33 30 90 42 84 45 45 219 1.87

Từ kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy: Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động TVTLHĐ cho HS các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có mức độ mạnh, yếu khác nhau.

Cụ thể là: Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: “Năng lực và phẩm chất

của đội ngũ tư vấn viên” (CBQL có ĐTB = 2.58; GV có ĐTB = 2,27). Điều này cho thấy, CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng về năng lực thực hiện hoạt động của mỗi cá nhân. Để thực hiện tốt công tác TVTLHĐ thì tư vấn viên cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện đúng quy trình tư vấn tâm lý. Đây là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định thành công trong các hoạt động. Yếu tố chủ quan được đánh giá có mức ảnh hưởng ít nhất là “Năng lực, kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia TVTLHĐ” (CBQL có ĐTB = 2.39; GV có ĐTB = 2,11).

Về phía những yếu tố khách quan, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động TVTLHĐ cho HS các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn cũng có sự khác nhau. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “Đặc điểm tâm lý, nhân cách của HS THCS” (CBQL có ĐTB = 2.45; GV có ĐTB = 2,20). Kết quả này cho thấy HS THCS là lứa tuổi có những biến động lớn về mặt tâm, sinh lý. Lứa tuổi này các nhà Tâm lý học gọi là “tuổi khủng hoảng”, “tuổi khó bảo”. Trước những khó khăn về nhiều mặt trong sự phát triển tâm sinh lý các em có nhu cầu lớn cần được tư vấn, TVTLHĐ. Do vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tư vấn tâm lý. Bên cạnh những yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều còn có những yếu tố ảnh hưởng ít đến hoạt động TVTLHĐ như “Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TVTLHĐ cho HS” (CBQL có ĐTB = 2.27; GV có ĐTB = 1,87). Đây là những yếu tố bên ngoài ít nhiều có những ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn nhưng mức độ ảnh hưởng không cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Hoạt động TVTLHĐ tại các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây đã được chú trọng và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung quản lí đã thực hiện tốt, việc quản lí hoạt động TVTLHĐ cho HS của các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động TVTLHĐ cho HS còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có biên chế cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý; thiếu kinh phí hoạt động. Đội ngũ cán bộ hoạt động TVTLHĐ đa số là các GV kiêm nhiệm, các chế độ đãi ngộ chưa được quan tâm, quy định cụ thể; chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, chưa được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động TVTLHĐ nên chất lượng của hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều kiện cơ sở vật chất, các tài liệu phục vụ quá trình tổ chức tư vấn còn thiếu thốn, nội dung tư vấn tâm lý chưa được nghiên cứu, chỉ đạo đầy đủ, bài bản…Những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động TVTLHĐ chủ yếu là do nhận thức của CBQL các cấp, các ban ngành về hoạt động TVTLHĐ vẫn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc quản lí còn mang tính chủ quan, thụ động. Đây là cơ sở để Hiệu trưởng các trường PTDTNT cấp huyện đề xuất những biện pháp quản lí hiệu quả.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN

TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 82 - 85)