Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 80 - 82)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở

trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn

Qua phần khảo sát, điều tra thực trạng cũng như phân tích, mô tả thực trạng về quản lý bồi dưỡng GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp của các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

Kết quả biểu đồ 2.7 cho thấy trong bốn chức năng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện Tỉnh Bắc Kạn thì việc chỉ đạo thực hiện hoạt động TVTLHĐ được đánh giá ở mức độ thấp nhất về tính hiệu quả (CBQL: 1.8; GV:1.7). Kết quả này cho thấy, việc quản lý việc chỉ đạo thực hiện hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện Tỉnh Bắc Kạn tuy đã được triển khai thực hiện song còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường nhất là trong tình hình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Trao đổi về vấn đề này, CBQL, GV đều cho rằng do đặc thù của trường PTDTNT, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, GV trường PTDTNT phải có khả năng TVTLHĐ. Cụ thể, phải có khả năng Tìm hiểu và giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho HS. Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý HS các dân tộc thiểu số ở địa phương; Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với HS PTDTNT; tham gia quản lý, giáo dục HS ngoài giờ chính khóa; bồi dưỡng và phụ đạo HS; hướng dẫn HS tự học; tổ chức các hoạt động lao động và trải nghiệm sáng tạo cho HS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các cán bộ GV nhà trường chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công việc. Những yếu tố này đã kìm hãm hiệu quả việc quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt động TVTLHĐ.

So sánh kết quả đánh giá giữa GV và các cán bộ quản lý về hiệu quả công tác quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện cho thấy ở đa số các nội dung có sự thống nhất giữa ý kiến đánh giá của GV và cán bộ quản lý. Riêng nội dung Lập kế hoạch quản lý hoạt động TVTLHĐ, mức độ đánh giá của CBQL cao hơn GV, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều (CBQL: 2.4; GV: 2.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn​ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)