Hóa chất/Mẫu Ống mẫu 1 Ống mẫu 2 Đối chứng
CD45-FITC/CD34-PE 20µL 20µL
CD45-FITC 20µL
7-AAD viability dye 20µL 20µL 20µL
Mẫu tế bào 100µL 100µL 100µL
Vortex - ủ ở nhiệt độ phòng trong 20 phút. Tránh ánh sáng
1x NH4Cl Lysing solution 2mL 2mL 2mL
Vortex - ủ ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Tránh ánh sáng
Stem-count Flourospheres 100µL 100µL 100µL
- Phân tích kết quả thu đƣợc:
Chọn quần thể dƣơng tính với CD45, CD34
Trên cửa sổ 7-AAD, xác định quần thể tế bào âm tính với 7- AAD là quần thể tế bào sống
2.3.6. Kiểm soát nhiễm khuẩn mẫu máu dây rốn sau xử lý
Mẫu máu dây rốn sau khi xử lý đƣợc phát hiện ngoại nhiễm vi khuẩn, vi nấm đƣợc thực hiện dựa trên xét nghiệm vi khuẩn vi nấm nuôi cấy định danh và kháng thuốc trên hệ thống tự động BACT/ALERT® (BioMérieux, Pháp) với hai loại môi trƣờng lỏng khác nhau BacT/ALERT® FA Plus và BacT/ALERT® FN Plus (BioMérieux, Pháp) trong thời gian 14 ngày. Hệ thống cấy tự động đánh giá sự thay đổi nồng độ CO2 và N cũng nhƣ độ đục trong chai chấy mỗi 15 phút. Khi hệ thống báo dƣơng tính hoặc âm tính, các chai đƣợc đánh giá độ đục và nhuộm Gram để phát hiện sự hiện diện của tế bào vi khuẩn, vi nấm sau nuôi cấy trên hệ thống. Trong trƣờng hợp hệ thống báo dƣơng tính hoặc phát hiện tế bào vi khuẩn, vi nấm bằng nhuộm Gram, môi trƣờng lỏng đƣợc chuyển sang môi trƣờng đặc gồm Thạch máu (Blood Agar Base + 5% Sheep Blood), thạch Chocolate, MacConkey, Chapman, Sabouraud (MELAB, Việt Nam) để phát hiện sự hiện diện của khuẩn lạc vi khuẩn, vi nấm trong thời gian 2 ngày. Khi có khuẩn lạc vi khuẩn, vi nấm trên môi trƣờng đặc đƣợc định danh và thử nghiệm nhạy kháng sinh bằng hệ thống tự động VITEK 2 (BioMérieux, Pháp).
2.3.7. Phân tích thống kê
Thống kê mô tả đƣợc sử dụng cho các yếu tố ngƣời mẹ, yếu tố trẻ sơ sinh, yếu tố trong xử lý mẫu và các chỉ số chất lƣợng máu dây rốn.
Sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hƣởng về các chỉ số chất lƣợng tế bào gốc dây rốn đƣợc đánh giá bằng cách sử dụng kiểm kiểm định ANOVA.
Mối tƣơng quan giữa các các yếu tố ảnh hƣởng và các chỉ số chất lƣợng tế bào gốc dây rốn đƣợc kiểm tra bằng tƣơng quan Pearson
(Pearson’s correlation). Khi xác định 2 biến có mối tƣơng quan tuyến tính, xem xét độ mạnh/yếu của mối tƣơng quan này thông qua giá trị tuyệt đối của hệ số tƣơng quan r. Theo Andy Field [87]:
|r| < 0.1: mối tƣơng quan rất yếu
|r| < 0.3: mối tƣơng quan yếu
|r| < 0.5: mối tƣơng quan trung bình
|r| ≥ 0.5: mối tƣơng quan mạnh
r dƣơng – tƣơng quan thuận
r âm – tƣơng quan nghịch
Sử dụng phân tích hồi quy đơn biến và đa biến để kiểm tra sự ảnh hƣởng của từng yếu tố đến chất lƣợng sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn (số lƣợng TNC, CD34+, tỷ lệ tế bào sống).
Khoảng tin cậy đƣợc sử dụng là 95% (p<0.05).
Tất cả các phân tích đƣợc thực hiện trên phần mềm phân tích thống kê IBM SPSS Statistic 22.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Kết quả thu thập mẫu