Thời gian bảo quản mẫu trƣớc xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số yếu tố liên quan đến chất lượng tế bào gốc tạo máu phân lập từ máu dây rốn tại ngân hàng tế bào gốc, bệnh viện đa khoa tâm anh (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

c) Ảnh hưởng của thời gian bảo quản mẫu đến tỷ lệ tế bào sống

3.2. THẢO LUẬN

3.2.3. Thời gian bảo quản mẫu trƣớc xử lý

Nhu cầu thu thập các đơn vị máu dây rốn ngày càng lớn, nhƣng vì một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến máu dây rốn không đƣợc xử ngay khi thu thập. Để đánh giá thời gian bảo quản mẫu có thể ảnh hƣởng tới tỷ lệ sống của tế bào hay không, chúng tôi tiến hành phân tích thống kê trên 316 đơn vị máu dây rốn. Kết quả cho thấy có mối tƣơng quan nghịch giữa thời gian bảo quản mẫu từ khi thu thập cho tới khi xử lý với tỷ lệ tế bào sống (r=-0.553, p<0.05). Ở cả 2 nhóm đơn vị máu dây rốn có thời gian bảo quản <24h và ≥24h tỷ lệ tế bào sống trung bình đều trên 85%, nhƣng tỷ lệ tế bào sống ở nhóm có thời gian bảo quản trƣớc xử lý ≥24h cao hơn so với nhóm <24h (p<0.05).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian bảo quản mẫu trung bình đạt 7 giờ 45 phút, với tỷ lệ tế bào sống trung bình đạt 95.7%. Thời gian bảo quản mẫu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu trên thế giới nhƣ báo cáo của Nakagawa [69] thời gian trung bình là 11 giời 51 phút, Meyer- Monard và cộng sự [112], Page và cộng sự [59] thời gian bảo quản mẫu nhỏ hơn 10 giờ, nghiên cứu của Wu và các đồng nghiệp [61] thời gian nhỏ hơn 12 giờ, công bố của Yang và cộng sự [113] nhỏ hơn 24 giờ. Nguyên nhân có thể là do phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm xử lý các đơn vị máu dây rốn của chúng tôi nằm trong cùng một tòa nhà với khoa sản của bệnh viện, nơi tiến hành thu thập đa số các mẫu máu dây rốn đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chậm trễ trong việc xử lý mẫu bao gồm khoảng cách từ địa điểm thu thập mẫu đến phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm xử lý mẫu, quy trình ƣu tiên xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm, lịch trình nhận hàng chuyển phát nhanh tại địa phƣơng và tình trạng nhân viên xử lý mẫu. Hiện chƣa có bài báo nào kiểm tra các biến số này nhƣng nhìn chung, đơn vị máu dây rốn nên đƣợc vận chuyển nhanh chóng đến phòng thí nghiệm xử lý ngay khi có thể. Tuy nhiên, một ngân hàng máu dây rốn phát triển sẽ không thể trách khỏi việc phải tiến hành thu thập mẫu ở nhiều địa điểm khác nhau, thậm chí là ở nƣớc ngoài. Vì vậy, để có thể thu thập các đơn vị máu dây rốn ở xa mà vẫn muốn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tế bào gốc máu dây rốn, cần có một nghiên cứu về ngƣỡng thời gian bảo quản mẫu, điều kiện bảo quản mẫu cho phép thu đƣợc sản phẩm đảm bảo đạt các chỉ tiêu về chất lƣợng tế bào gốc máu dây rốn với quy mô lớn và toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số yếu tố liên quan đến chất lượng tế bào gốc tạo máu phân lập từ máu dây rốn tại ngân hàng tế bào gốc, bệnh viện đa khoa tâm anh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)