CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
c) Ảnh hưởng của thời gian bảo quản mẫu đến tỷ lệ tế bào sống
3.2. THẢO LUẬN
3.2.2. Các yếu tố trẻ sơ sinh
Tuổi thai
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thai trung bình của trẻ sơ sinh là 38.6±1.7 tuần, nhóm tuổi thai từ 37-40 tuần chiếm 87.95%, nhóm 29-34 tuần chiếm 2.71%. Nhƣ vậy, phần lớn mẫu có tuổi thai ≥ 37 tuần, nằm trong tiêu chuẩn do AABB khuyến cáo [102] và hiện nay hầu hết các ngân hàng lƣu trữ tế bào gốc máu dây rốn áp dụng khi thu thập mẫu.
Khi tiến hành phân tích tuổi thai, kết quả cho thấy tuổi thai trên 35 tuần cho thể tích máu thu thập cao hơn so với nhóm tuổi thai dƣới 35 tuần (p<0.05). Tuy nhiên khi phân tích tƣơng quan cho kết quả tuổi thai không có tƣơng quan với thể tích máu thu thập đƣợc. Nguyên nhân có thể do trẻ có tuổi thai >35 tuần có cân nặng lớn hơn do đó dẫn đến thể tích thu thập đƣợc nhiều hơn.
Ngoài ra, không nhận thấy sự khác biệt giữa nhóm tuổi thai <35 tuần và nhóm ≥35 tuần về số lƣợng TNC và CD34+. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, công bố của Nguyễn Hoàng Phƣơng cho kết luận không có sự tƣơng quan giữa tuổi thai và thể tích máu, số lƣợng TNC, và CD34+
[91]. Nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn và cộng sự cũng cho kết luận chƣa thấy rõ mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi thai và thể tích máu dây rốn, số lƣợng tế bào có nhân, tế bào CD34+, nhƣng tuổi thai từ 39-41 tuần có số lƣợng tế bào CD34+
và lƣợng máu dây rốn thu đƣợc nhiều hơn [90]. Nghiên cứu của Đặng Thị Hà trên các mẫu có tuổi thai ≥ 37 tuần trên 575 đơn vị máu dây rốn cho kết quả thể tích máu dây rốn không liên quan với tuổi thai của trẻ, các chỉ số TNC và CD34+
không đủ dữ liệu để phân tích [92]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả tƣơng tự, ví dụ nhƣ công bố của Abdelrazik A và cộng sự năm 2015 trên 200 đơn vị máu dây rốn cho thấy không có sự tƣơng quan giữa tuổi thai trẻ và thể tích máu dây rốn thu thập, không tìm thấy tác động của tuổi thai lên số lƣợng tế bào TNC, CD34+ [68] và một số bài báo khác [64, 65, 103, 104].
Tuy nhiên, có một điều cần lƣu ý đó là những nghiên cứu kể trên phần lớn đƣợc thực hiện trên cỡ mẫu nghiên cứu <600 mẫu. Ở những nghiên cứu khác có cỡ mẫu lớn hơn, nhƣ công bố của Page và cộng sự năm 2013 trên 5239 mẫu cho thấy tuổi thai nhỏ hơn cho số lƣợng tế bào CD34+
cao hơn, trong khi trẻ sơ sinh có tuổi thai ≥38 tuần tuổi cho số lƣợng TNC cao hơn so với trẻ sơ tuổi thai nhỏ hơn [59]. Hay nghiên cứu của Santos năm 2016 trên 7897 đơn vị máu dây rốn cho kết quả các mẫu thu thập thực hiện ở tuần thứ 39 đến 40 của thai kỳ dẫn đến chất lƣợng sản phẩm tế bào gốc máu tốt hơn 46% so với các mẫu thu thập ở tuần thứ 35-36 [57]. Kết quả tƣơng tự với
nghiên cứu của Kurtzberg trên 7581 mẫu [105]. Do đó, để có thể đƣa ra đánh giá chính xác hơn về ảnh hƣởng của tuổi thai lên các chỉ số chất lƣợng máu dây rốn cũng nhƣ lựa chọn ngƣỡng tuổi thai cho việc tiến hành thu thập mẫu cần có những nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn.
Cân nặng trẻ sơ sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình 3115g±453, tỷ lệ trẻ có cân nặng trên 3000g chiếm 59.64%. Theo quan sát, nhóm trẻ cân nặng ≥3000g có thể tích máu dây rốn và số lƣợng TNC cao hơn đáng kể, tuy nhiên lƣợng CD34+
chƣa nhận thấy có sự khác biệt. Kết quả của chúng tôi phù hợp với hầu hết các nghiên cứu tƣơng tự ở Việt Nam [90, 92] và trên thế giới [57, 59, 67, 69, 93, 95, 96].
Từ những kết quả trên, cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những biến số liên quan nhất đƣợc công nhận để dự đoán chất lƣợng tế bào gốc máu dây rốn. Yếu tố này rất có lợi thế vì cộng nghệ siêu âm hiện nay có thể đánh giá cân nặng thai nhi trƣớc khi sinh một cách khá chính xác.
Giới tính trẻ sơ sinh
Trong số các đơn vị máu dây rốn đƣợc thu thập đạt tiêu chuẩn, nhóm trẻ sơ sinh giới tính nam chiếm tỷ lệ 61.93%, cao hơn đáng kể so với nhóm trẻ giới tính nữ chỉ chiếm 38.07%. Nhìn vào số liệu có thể thấy tỷ lệ giới tính mất cân bằng khá nghiêm trọng so với các nghiên cứu những năm về trƣớc.
Theo phân tích, giới tính của trẻ sơ sinh không có sự ảnh hƣởng đến các chỉ số chất lƣợng máu dây rốn nhƣ thể tích, số lƣợng TNC, CD34+. Hầu hết các nghiên cứu đã công bố tại Việt Nam [90-92] và nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho kết quả tƣơng tự với kết quả của chúng tôi [61, 67, 70, 72, 93, 95, 106, 107].
Tuy nhiên, cũng có một số báo cáo cho kết quả khác biệt. Công bố của Page và cộng sự cho biết khi kiểm tra tác động của giới tính trong các phân tích đa biến, trẻ sơ sinh nam có nhiều khả năng có số lƣợng tế bào CD34+
hơn trẻ sơ sinh nữ (p = 0.0002). Điều này liên quan đến thực tế là trẻ sơ sinh nam có trọng lƣợng sơ sinh trung bình cao hơn so với trẻ sơ sinh nữ [59]. Đáng
chú ý, một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy trẻ sơ sinh nữ có số lƣợng TNC cao hơn so với trẻ sơ sinh nam vì mức độ bạch cầu trung tính cao hơn [69, 108]. Số lƣợng TNC ở trẻ nam thấp hơn cũng đƣợc báo cáo trong một số nghiên cứu [60, 109, 110].
Nhƣ vậy, có nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của giới tính trẻ và mối quan hệ của nó với các chỉ số chất lƣợng sản phẩm tế bào gốc máu dây rốn. Có thể nói, chỉ riêng giới tính trẻ sơ sinh không thể giải thích sự khác biệt về hàm lƣợng tế bào gốc tạo máu trong máu dây rốn, bởi các cơ chế di truyền biến đổi có vai trò trong việc điều chỉnh động học tế bào gốc tạo máu và sự phát triển của thai nhi [111].