Các chỉ số chất lƣợng tế bào gốc máu dây rốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số yếu tố liên quan đến chất lượng tế bào gốc tạo máu phân lập từ máu dây rốn tại ngân hàng tế bào gốc, bệnh viện đa khoa tâm anh (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.4.Các chỉ số chất lƣợng tế bào gốc máu dây rốn

c) Ảnh hưởng của thời gian bảo quản mẫu đến tỷ lệ tế bào sống

3.2.4.Các chỉ số chất lƣợng tế bào gốc máu dây rốn

3.2. THẢO LUẬN

3.2.4.Các chỉ số chất lƣợng tế bào gốc máu dây rốn

Thể tích máu dây rốn

Trong nghiên cứu này, thể tích máu trung bình đạt 112±25mL, trong đó, các đơn vị máu dây rốn có thể tích trong khoảng 100-129mL chiếm tỷ lệ lớn nhất 47.45%. Có sự tƣơng quan chặt chẽ giữa thể tích máu dây rốn với số lƣợng TNC (r=0.721, p<0.05) và số lƣợng tế bào CD34+

(r=0.458, p<0.05). Kết quả cũng cho thấy các đơn vị máu dây rốn thể tích lớn hơn 80mL có số lƣợng TNC và CD34+

cao hơn đáng kể. Ngoài ra thể tích máu dây rốn còn cho thấy có mối tƣơng quan thuận với tỷ lệ sống của tế bào (r=0.156, p<0.05), tuy nhiên là mối tƣơng quan yếu.

Mối tƣơng quan với số lƣợng TNC, số lƣợng tế bào CD34+ với thể tích máu dây rốn đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu trên thế giới [59, 61, 64, 69, 100, 103, 114]. Nguyên nhân do thể tích máu càng nhiều thì càng có khả năng chứa nhiều tế bào hơn. Vì vậy, thể tích máu dây rốn là tiêu chí đầu tiên đƣợc đo sau khi lấy mẫu để đánh giá chất lƣợng đơn vị máu dây rốn. Thể tích máu dây rốn còn có tƣơng quan với cân nặng trẻ sơ sinh, số lƣợng thai và tuổi thai. Tổng hợp các yếu tố tƣơng quan sẽ đƣa ra gợi ý quan trọng

giúp cho việc lựa chọn đối tƣợng thu thập máu dây rốn một cách hiệu quả, đặc biệt là khi phục vụ cho các ngân hàng máu dây rốn công.

Số lượng TNC và tế bào CD34+

Để ƣớc tính một đơn vị tế bào gốc có thể đƣợc sử dụng cho bệnh nhân ghép điều trị hay không, ngƣời ta sử dụng khái niệm liều tế bào gốc hay số lƣợng tế bào gốc trên một kilogram cân nặng của bệnh nhân. Liều tế bào gốc tối ƣu trong một đơn vị máu dây rốn chƣa đƣợc xác định rõ ràng, mặc dù thông thƣờng thể tích cao liên quan đến chất lƣợng tế bào cao. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa sự phục hồi tế bào gốc tạo máu và thải ghép với số lƣợng TNC và cân nặng của bệnh nhân đƣợc ghép [105]. Điều này khiến ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn ƣu tiên cung cấp các đơn vị tế bào gốc máu dây rốn cho trẻ em và ngƣời lớn có trọng lƣợng cơ thể thấp. Số lƣợng tế bào tối thiểu cần thiết cho một đơn vị cấy ghép hiện chƣa thống nhất. Nó phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ khả năng tƣơng thích HLA và loại bệnh cơ bản đang đƣợc điều trị. Liều tế bào gốc đƣợc đề xuất tối thiểu có thể ứng dụng cho bệnh nhân là 2.5x107

TNC/kg hoặc 1.5x105 CD34+/kg để cấy ghép thành công [115, 116]. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lƣợng các đơn vị tế bào gốc dây rốn có thể ảnh hƣởng bởi yếu tố sản khoa và sơ sinh [59, 96] . Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích điều tra các yếu tố liên quan đến việc thu thập máu dây rốn để có thể thu đƣợc đơn vị máu dây rốn có chất lƣợng tốt hơn và tăng khả năng ghép thành công.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, TNC trung bình đạt 2.72x108 tế bào, số lƣợng CD34+

trung bình đạt 2.31x106 tế bào. Theo FDA khuyến cáo, tiêu chí cấp bằng cho đơn vị máu dây rốn đối với ngân hàng máu dây rốn công phải đạt 5x108

TNC/đơn vị và 1.25x106 CD34+/đơn vị, còn đối với ngân hàng tƣ nhân thì không có tiêu chuẩn cụ thể. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đơn vị máu dây rốn có số lƣợng TNC ≥ 5x108

là 7.21%, tỷ lệ đơn vị có số lƣợng CD34+

≥ 1.25x106 là 66.37%. Nguyên nhân có thể là trong nghiên cứu của chúng tôi, máu dây rốn đƣợc xử lý theo phƣơng pháp ly tâm phân lớp theo tỷ trọng sử dụng Ficoll. Kết quả thu đƣợc, ngoài loại bỏ hồng cầu và huyết tƣơng, lớp buffy coat thu đƣợc đã loại gần hết các bạch cầu hạt có trong

máu dây rốn, TNC sau xử lý chủ yếu là thành phần tế bào đơn nhân (Mononuclear cells - MNC) bao gồm tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, các tế bào miễn dịch, tế bào gốc tạo máu và một số loại tế bào đơn nhân khác. Chính vì vậy số lƣợng TNC của chúng tôi thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn của thế giới đƣa ra. TNC từ lâu đã đƣợc sử dụng để xác định việc chấp thuận hay loại trừ đơn vị đƣợc lƣu trữ và cấy ghép trong các ngân hàng máu dây rốn trên thế giới. Tuy nhiên, TNC thông thƣờng chứa các nồng độ khác nhau của các tế bào hồng cầu, bạch cầu hạt trƣởng thành, tiểu cầu và các tế bào làm loãng khác. Mà hiện nay, việc ghép tế bào gốc tạo máu chƣa có sự nhất quán về quan điểm cần quần thể thể bào nào và vai trò cụ thể của chúng. Một số nghiên cứu công bố cho thấy TNC tạo ra phản ứng tế bào gốc thấp hơn so với MNC, ngoài ra TNC từ các đơn vị máu dây rốn khác nhau cho hiệu quả ghép thay đổi và khác nhau đáng kể so với MNC [117]. Sự khác biệt về chủng tộc cũng có ảnh hƣởng lớn đến số lƣợng TNC. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy số lƣợng TNC ở ngƣời da trắng cao hơn đáng kể ngƣời da vàng và da màu [118]. Điều này dẫn đến tiêu chí về TNC của các tổ chức của Hoa Kỳ hay Châu Âu có thể cao hơn cho các nƣớc Châu Á, cụ thể là Việt Nam.

Số lƣợng TNC có tƣơng quan thuận với cân nặng trẻ sơ sinh và thể tích máu dây rốn, tƣơng quan nghịch với số lƣợng thai và thời gian bảo quản mẫu. Số lƣợng CD34+

không nhận thấy có sự tƣơng quan với các yếu tố sản khoa và sơ sinh, mà có tƣơng quan thuận với thể tích máu dây rốn thu thập (r= 0.458, p<0.05). Ngoài ra, có sự tƣơng quan thuận chặt chẽ giữa số lƣợng TNC và số lƣợng CD34+

(r=0.614, p<0.05). Kết quả của chúng tôi tƣơng tự với nhiều nghiên cứu đã công bố ở cả Việt Nam [90-92] và trên thế giới [119].

Để ƣớc lƣợng số lƣợng TNC trong đơn vị máu dây rốn, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với các biến có tƣơng quan với số lƣợng TNC. Nhận thấy chỉ có thể tích máu dây rốn, số lƣợng thai và thời gian bảo quản mẫu có ý nghĩa trong mô hình. Trong đó thể tích máu có ảnh hƣởng lớn nhất trong phƣơng trình (hệ số hồi quy = 0.812, p<0.05). Cân nặng trẻ sơ sinh có tƣơng quan trung bình với số lƣợng TNC (r=0.312, p<0.05) nhƣng không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy tuyến tính. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp theo

cần thực hiện với số lƣợng cỡ mẫu lớn hơn và quan sát thêm nhiều yếu tố khác để xây dựng mô hình có thể áp dụng cho tổng thể, các yếu tố khác bao gồm cân nặng, chiều cao ngƣời mẹ, tiểu đƣờng thai kỳ, tăng huyết áp khi mang thai, thời gian vỡ ối cho đến khi sinh phƣơng pháp thu thập mẫu (trƣớc hay sau xổ nhau), nhóm máu trẻ sơ sinh, chiều dài dây rốn, trọng lƣợng bánh nhau,…Đây đều là các yếu tố có thể dễ dàng theo dõi trƣớc và sau khi tiến hành thu thập mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số yếu tố liên quan đến chất lượng tế bào gốc tạo máu phân lập từ máu dây rốn tại ngân hàng tế bào gốc, bệnh viện đa khoa tâm anh (Trang 83 - 87)