CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2.9. Tình hình nghiên cứu tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam
Bởi những lợi ích thiết thực mà máu dây rốn mang lại, chất lƣợng máu dây rốn luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Tại Việt Nam hiện đã có một số cơ sở nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tạo máu cho điều trị bệnh nhƣ Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện quân đội 108, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu TW, Bệnh viện Nhi TW. Để phục vụ cho nghiên cứu tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn, việc nghiên cứu xây dụng ngân hàng máu dây rốn cùng với đánh giá chất lƣợng đơn vị máu dây rốn thu thập và lƣu trữ là vô cùng cần thiết. Trong nƣớc đã có một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lƣợng máu dây rốn đƣợc thực hiện nhằm tối ƣu quy trình thu thập, xử lý, lƣu trữ máu dây rốn. Tuy nhiên các nghiên cứu đa số chỉ bƣớc đầu đánh giá tình hình thu thập mẫu, sàng lọc và xử lý máu dây rốn tại một số bệnh viện lớn. Chẳng hạn nhƣ nghiên cứu của
Nguyễn Thị Duyên khảo sát một số chỉ số huyết học và chất lƣợng máu dây rốn lƣu trữ tại Bệnh viện Nhi TW từ 2016 đến 2018 [76]. Nghiên cứu của GS. Huỳnh Nghĩa và đồng nghiệp về tình hình thu thập, sàng lọc và xử lý máu dây rốn tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM [77]. Báo cáo của Trần Trung Dũng và Lê Thị Dịu Hiền năm 2013 về việc đánh giá chất lƣợng máu dây rốn thu thập tại ngân hàng máu dây rốn tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM [78].
CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.NGUYÊN VẬT LIỆU