Ket quả hoạt động kinhdoanh của VPBank

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49)

8 Tổng thu nhập hoạt động 6.271 16.864 25.026 29.482

9 EPS của 4 quý gần nhât 7.642 12.115 12.896 13.493

10

Giá trị sổ sách của cổ phiếu

(BVPS cơ bản) 16.619 18.710 19.831 14.145

11

Chỉ số giá thị truờng trên

thu nhập (P/E cơ bản) 0 0 9.53 6.66

12 ROA 1.34% 1.86% 2.54% 2.45%

46

triển, do vậy lợi nhuận trước thuế của VPBank qua các năm tài chính từ năm 2015 tới năm 2018 đều tăng trưởng mạnh.

Năm 2018, tổng tài sản tăng 16.4% so với năm 2017, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 323 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 17.1% đạt hơn 230 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 45.548 tỷ (từ 277.752 lên 323.300 tỷ đồng) tương ứng 113.1% so với năm 2017, đạt 105% kế hoạch năm.

2.2. Tổ chức hoạt động thẩm định tín dụng tại VPBank

2.2.1. Bộ máy và thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại VPBank

Bộ máy phê duyệt cho vay

VPBank hiện nay đang áp dụng quy trình thẩm định tín dụng tập trung tại một đơn vị độc lập thuộc hội sở, không áp dụng theo phân quyền, giao thẩm quyền cho chi nhánh. Đây là mô hình phê duyệt đang được áp dụng rộng rãi ở các Ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều các Ngân hàng thực hiện triển khai theo mô hình này, VPBank là một trong số ít các Ngân hàng triển khai triệt để mô hình thẩm định tín dụng tập trung.

Tại VPBank, theo mô hình phê duyệt tập trung này có Trung tâm thẩm định tín dụng tập trung (CPC) thuộc Khối Vận hành. Trung tâm này thực hiện mọi hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng DNNVV. Theo cơ cấu tổ chức, trung tâm CPC bao gồm 4 phòng ban:

Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân tín chấp; Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân thế chấp; Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng doanh nghiệp và Phòng thực địa.

Đối với phòng thẩm định tín dụng doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện thẩm định đối với Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.2. Phương pháp thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV tạiVPBank VPBank

Phương pháp chấm điểm khách hàng

VPBank hiện đang áp dụng phần mềm chấm điểm khách hàng RRT về chấm điểm khách hàng doanh nghiệp (QCA). Mỗi mô hình sẽ bao gồm các câu hỏi định

mỗi khách hàng sẽ tương ứng có một số điểm nhất định. Thang điểm rủi ro được VPBank được quy đổi từ 1.1 đến 8.1, tùy thuộc vào từng sản phẩm mà sẽ quy định từng mức cut off theo xếp loại tín dụng. Nếu quá khoảng rủi ro được chấp nhận này, khách hàng sẽ bị từ chối cho vay hoặc xin xét duyệt đặc biệt. Đối với các khoản cho vay tín chấp, thang điểm chấp điểm xếp hạng tín dụng được chấp nhận từ 1.1 - 6.1

Phương pháp thẩm định

VPBank đang áp dụng phương pháp thẩm định tổng hợp dựa trên cả thông tin định tính và định lượng của khách hàng để thẩm định từng nội dung liên quan tới hồ sơ vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, mỗi cán bộ thẩm định sẽ dựa vào các kinh nghiệm tích lũy được cũng như trình độ, kĩ năng thẩm định để áp dụng vào thẩm định thực tế hồ sơ vay vốn của khách hàng.

2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng DNNVV tại VPBank

2.3.1.. Qui trình và nội dung thẩm định tín dụng DNNVVtại VPBank

Để đảm bảo cho quá trình thẩm định tín dụng được diễn ra tuần tự theo từng bước và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân cũng như phòng, ban. Sau nhiều lần sửa đổi để phù hợp với cơ cấu tổ chức, chính sách tín dụng.. .VPBank đã xây dựng một qui trình thẩm định tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chung cho toàn bộ các đơn vị kinh doanh trong hệ thống và được khái quát theo sơ đồ dưới đây:

48

Hình 3: Qui trình thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại VPBank

Nguồn: Tác giả

Các bước trong qui trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV được thể hiện cụ thể ở các bước trên hệ thống chuyên biệt CLOS. Để tìm hiểu kỹ hơn về từng bước trong quy trình, tác giả xin trình bày tại Phụ lục 01 của bài luận văn này.

Từ năm 2017, VPBank đã ban hành quy trình thẩm định tín dụng áp dụng trên hệ thống CLOS dành cho khách hàng DNNVV của ngân hàng. Tuy nhiên,

ĩ Mini Auto Loan SME (Vay mua ô tô siêu tốc)trong quy trình thẩm định tín dụng hiện nay của VPBank còn một số hạn chế như03 giờ sau

Tại bước đầu tiên (bước 1) khi phân bổ hồ sơ trên hệ thống CLOS, không có email thông báo tới CO về mã hồ sơ, loại sản phẩm, điều này dẫn đến trường hợp các CO không để ý trong hệ thống sẽ không biết có hồ sơ để thẩm định kịp thời các hồ sơ cần giải quyết trong thời gian ngắn.

Tại bước chấm điểm tín dụng: Hệ thống có bước chấm điểm này nhưng lại không liên kết để thực hiện được mà phải sử dụng một phần mềm khác (RRT) để chấm điểm thủ công. Các cán bộ thẩm định phải thực hiện chấm điểm thủ công, một lần nữa phải kiểm tra nhập liệu BCTC, các thông tin về doanh nghiệp và trả lời các câu hỏi định tính định lượng do phòng QTRR đề ra. Từ đó, công việc sẽ bị chồng chéo trùng lặp lẫn nhau, gây mất thời gian thẩm định, và có thể dẫn đến sai sót trong trường hợp BCTC và thông tin trên phần mềm RRT khác biệt so với trên hệ thống CLOS mà các cán bộ thẩm định không phát hiện ra. Dẫn đến chấm điểm sai lệch và quyết định cho vay không chính xác.

Tại bước thẩm định điện thoại: Chưa có hướng dẫn cụ thể được áp dụng để thẩm định điện thoại đối với khách hàng DNNVV, các cán bộ thẩm định vẫn đang thực hiện theo bản năng và kinh nghiệm. Đôi khi, cuộc thẩm định kéo dài nhưng không trọng tâm, không khai thác được đúng các nội dung cần làm rõ. Dẫn đến việc thông tin có khả năng không chính xác, không thuyết phục để làm căn cứ cho vay.

Tại bước thực địa: Khi các cán bộ thực địa đến và kiểm tra cơ sở sản xuất, nhà xưởng của khách hàng, không quy định người đón tiếp và trực tiếp trao đổi. Vì vậy, có những trường hợp người tiếp bộ phận thực địa là một nhân viên không nắm rõ các vấn đề về doanh nghiệp, khi được hỏi thì không trả lời được các nội dung, hoặc từ chối đưa cho Ngân hàng các hồ sơ theo yêu cầu. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin cung cấp.

Bước thẩm định tổng hợp: Bước này cho phép CO có quyền phê duyệt hồ sơ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định do có thể xảy ra sai sót trong quá trình thẩm định nhưng không có cấp thẩm quyền thứ hai để xem xét lại, hoặc có những trường hợp cán bộ thẩm định vi phạm đạo đức nghề nghiệp ăn tiền hối lộ để cố ý phê duyệt khoản vay không đủ điều kiện.

Ngoài ra, trong quy trình thẩm định tín dụng của VPBank là chưa phân chia rõ nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng, ban liên quan tới quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn

dẫn tới một số cán bộ tắc trách trong khi giải quyết hồ sơ vay hoặc các phòng, ban còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và mất nhiều thời gian trong thẩm định.

2.3.2 . Thời gian thẩm định tín dụng

Thời gian cam kết xử lý đối với khâu thẩm định tín dụng tại VPBank được quy định theo từng loại sản phẩm (khi đã đầy đủ toàn bộ hồ sơ), nhằm đảm bảo vận hành trơn tru.

Mức thời gian cam kết xử lý được quy định này căn cứ trên một số điều kiện như quy trình thẩm định đã đưa ra cho từng loại sản phẩm tín dụng, sự phù hợp giữa các bước thẩm định cần thiết và thời gian tương ứng; mức năng suất lao động của các cán bộ thẩm định; sự cạnh tranh về thời xử lý khoản vay tương tự ngân hàng thương mại khác; và cuối cùng là có sự đánh giá lại định kỳ về sự phù hợp trong vận hành cũng như chất lượng thẩm định tín dụng để có sự điều chỉnh sao cho hiệu quả hơn.Bàng 2.2: Cam kết thời gian xử lý hồ sơ tín dụng đối với khách hang

2 Auto Loan (Vay mua ô tô) 08 giờ

Working Capital (Vay bô sung vốn lưu động) 16 giờ

4 Term Loan (Vay trung dài hạn) 16 giờ

5 Letter of Credit (LC) 16 giờ

6 Thay đôi điều kiện tín dụng (Gia hạn, thay đôi, mượn TSĐB, tăng hạn mức tín dụng,..)

51

Khi quy định thời gian cam kết xử lý là tính tổng tất cả các bước, không chi tiết thời gian riêng lẻ từng bước, các thời gian này được tính từ thời điểm khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ Đơn vị kinh doanh đến khi phê duyệt hồ sơ, không bao gồm cả thời gian thực địa hiện trường, không bao gồm thời gian đợi bổ sung thông tin từ Đơn vị kinh doanh.

Cam kết này chỉ tính thời gian xử lý tại CPC UW (Trung tâm thẩm định tín dụng), không tính thời gian phê duyệt của các chuyên gia phê duyệt không thuộc CPC, không tính thời gian xử lý của các đơn vị thử 3 như: Sở Tài Nguyên môi trường, cơ quan Công an,... thời gian chờ đợi của khách hàng.

Hàng tháng, bộ phận chiết xuất dữ liệu (BICC) sẽ xuất báo cáo chi tiết toàn bộ hồ sơ được xử lý trong tháng đó, bao gồm các thông tin như sau: Số lượng hồ sơ, mã hồ sơ, tên khách hàng, loại sản phẩm, tên cán bộ thẩm định xử lý, tên chuyên gia phê duyệt, thời điểm hồ sơ lên hệ thống, thời gian cụ thể các công đoạn xử lý tại bước CO (phân bổ hồ sơ, tải và kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hạn mức và phương án, thẩm định điện thoại, thực địa, phê duyệt,..) Căn cứ trên quy định cụ thể của VPBank trong từng thời kỳ, trên báo cáo cũng sẽ thể hiện cụ thể hồ sơ đó có đạt hay không đạt về thời gian xử lý, nếu không đạt thì có thể nhìn thời gian nhiều và bị vượt quá ở bước nào. Các cán bộ thẩm định phải giải trình về lý do chậm trễ trong xử lý hồ sơ, trường hợp do các nguyên nhân khách quan như lỗi hệ thống, lỗi các thiết bị vận hành (điện thoại, máy tính).. .thì yêu cầu phải có bằng chứng cụ thể (mã báo lỗi từ bộ phận tin học.) để loại khỏi báo cáo.

Các cán bộ thẩm định và chuyên gia phê duyệt luôn tuân thủ thời gian thẩm định, tránh để khách hàng phải chờ đợi, sốt ruột và nhiều khi mất cơ hội kinh doanh. Đồng thời khi quy định về tiến độ trong việc xử lý hồ sơ, VPBank đã tính toán để có đủ một khoảng thời gian cho cán bộ thẩm định, chuyên gia phê duyệt có thể tập hợp dữ liệu, xem xét kỹ càng và nhận xét chính xác. Tuy nhiên trên thực tế, tiến độ xử lý hồ sơ vay thường bị chậm, chỉ có khoảng 93% tổng số lượng hồ sơ đạt thời gian cam kết, do các lý do như: hệ thống chưa được trơn tru nên có xảy ra trục trặc, mất thời gian rất nhiều để thực hiện tải hồ sơ hoặc qua các bước, cán bộ

Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng

Số lượng nhân sự (người)

15 26 73.3% 40 53.38%

chuyên môn không linh hoạt, năng lực xử lý hồ sơ của cán bộ vận hành chưa tốt, khách hàng thiếu cung cấp hồ sơ.

2.3.3.. Chiphí thẩm định tín dụng

VPBank đã thành lập CPC UW thực hiện chuyên môn hóa công việc thẩm định và phê duyệt tín dụng đối với Khách hàng cá nhân và Khách hàng DNNVV từ rất lâu. Bộ phận này khi mới được hình thành vấp phải sự phản đối của không ít các bộ phận do tiêu tốn rất nhiều chi phí về đầu tư, vận hành, chi trả lương nhân viên,..Tuy nhiên, sau thời gian dài vận hành kèm các hiệu quả đem lại, CPC UW đã chứng minh sự ra đời của mình là thiết yếu, làm tăng quy mô tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung, tín dụng Khách hàng DNNVV nói riêng, đồng thời vẫn kiểm soát được rủi ro trong ngưỡng chấp nhận của ngân hàng, giảm thiểu chi phí khi giao quyền phân tán về các đơn vị.

Tại VPBank, toàn bộ các chi phí liên quan đến khâu thẩm định tín dụng không phải thanh toán mà VPBank hoàn toàn chịu trách nhiệm với chi phí phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay. Cụ thể, chi phí cho khâu thẩm định tín dụng đối với DNNVV được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng, Trong đó khoảng 53% tổng chi phí được chi để trả lương, thưởng và các phúc lợi khác cho cán bộ công nhân viên, 22% để phục vụ đầu tư mới tài sản hoặc khấu hao tài sản định kỳ, chi phí trong công tác thu thập thông tin cho khâu thẩm định tín dụng (Mạng Internet, tra CIC, điện thoại thẩm định,...) chiếm khoảng 9% , phần còn lại chi cho cải tiến quy trình, phần mềm, đào tạo,

Với quy mô tín dụng ngày càng tăng trưởng kéo theo sự mở rộng về nhân sự qua các năm, đòi hỏi chi phí cho công tác thẩm định tín dụng ngày càng cao.

Bảng 2.3: Quy mô của đơn vị SMEs - CPC UW Miền Bắc VPBank (2016 - 2018)

Số lượng hồ sơ xử lý trung bình 1 tháng

(bộ)

Dư nợ cấp tín dụng 196.673 243.320 230.387 117% 95%

Cho vay khách hàng 183.665 229.148 217.855 119% 95%

Huy động khách hàng 198.658 241.675 219.509 110% 90.1%

Tổng tài sản 277.752 359.477 323.291 116% 89.9%

Lợi nhuận trước thuế 8.130 10.800 9.198 113% 85.1%

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

1. Tổng dư nợ (TDN) 221,460,02 0 182,666,21 2 144,673,21 3 116,804,247 2. Nợ quá hạn/ TDN (%) 12.8% 9.65% 8.41% 8.64% 3. Nợ xấu/ TDN (%) 3.51% 3.06% 2.91% 2.69% 4. DPRR/TDN (%) 1.75% 1.51% 1.44% 1.49% Nguồn tổng hợp: Tác giả

Ngoài ra, năm 2017 là năm tổng chi phí thẩm định tín dụng đối với DNNVV tăng cao, do VPBank đầu tư và thuê đội ngũ nước ngoài xây dựng hệ thống CLOS (Hệ thống chuyên biệt để lưu chuyển và xử lý toàn bộ hồ sơ đối với khách hàng DNNVV). Mức đầu tư được thông báo lên đến gần 1 tỷ đô. Việc áp dụng công nghệ hiện tại mặc dù tốn kém đầu tư ban đầu rất nhiều nhưng sau khi có hệ thống này việc lưu trữ thông tin dữ liệu được tận dụng tối đa, tiết kiệm chi phí lưu trữ và thu thập thông tin, các thao tác trong quá trình tác nghiệp cũng được xử lý nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm thời gian thẩm định tín dụng.

VPBank cũng tính toán và tiết kiệm chi phí thẩm định bằng cách áp dụng đối với khách hàng ngoài khu vực Hà Nội và Thành phố HCM sẽ không phải thực địa, đồng thời chuyển trách nhiệm cho các cán bộ bán hàng, những người nắm vững địa bàn cũng như khách hàng xuống xem xét và kiểm tra thực tế.

2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng DNNVV

Tổng kết năm 2018 tuy không đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra nhưng vẫn có sự tăng trưởng ở tất cả các chỉ tiêu so với năm 2017. Trong đó dư nợ cấp tín dụng tăng 17% so với năm 2017.

Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động năm 2018

Nguồn: Theo báo cáo hợp nhất của VPBank 2018

Từ bảng 2.3 trên ta có thể thấy mức độ tăng về quy mô cho vay ở VPBank càng ngày càng cao, tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh qua các năm, mức tăng trưởng đều trên 20% từ năm 2015 đến 2018, tổng dư nợ 2018 đạt gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm 2015. Như vậy, khâu thẩm định tín dụng đã phục vụ được một phần yêu cầu của doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao chưa chắc đã phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng tốt.

Vì vậy, muốn xem xét đánh giá chi tiết hơn về chất lượng thẩm định tín dụng ta xem xét tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và việc lập quỹ dự phòng rủi ro của VPBank

trong giai đoạn 2015-2018

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2017 (+/-%) Cho vay khách hàng 221,460.02 182,666.21 21 Nợ nhóm 3 4,217.03 3,166.44 33 Nợ nhóm 4 1,691.99 1,966.44 (14)

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w