Qui trình thẩmđịnh tín dụng DNNVV

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 33)

1.3. Thẩmđịnh tín dụng khách hàng DNNVV trong Ngân hàng thương mại

1.3.4. Qui trình thẩmđịnh tín dụng DNNVV

với DNNVV vì các vấn đề cốt yếu để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay đều năm ở khâu này. Qui trình thẩm định tín dụng bao gồm các bước với những chỉ dẫn từ xem xét hồ sơ vay vốn, thu thập các thông tin cần thiết và đưa ra các phân tích, nhận định đến kết luận về việc cho vay hay từ chối. Qui trình thẩm định tín dụng có thể được khái quát thành các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thu thập các nguồn thông tin liên quan tới khoản vay Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Bước 4: Dự báo và kiểm soát rủi ro của khoản vay Bước 5: Quyết định cấp tín dụng

Hình 2: Qui trình thẩm định tín dụng DNNVV

(Nguồn: Tác giả)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Nguy cơ rủi ro xảy ra với ngân hàng được tính từ khi khách hàng gửi hồ sơ vay vốn tới ngân hàng, do vậy ngân hàng thường yêu cầu khách hàng hoàn thiện

27

một bộ hồ sơ phù hợp. Cán bộ thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn để xem xét đơn xin vay vốn và các hồ sơ khác của khách hàng để có những nhận định, đánh giá sơ bộ. Nếu những đánh giá ban đầu là tích cực, cán bộ thẩm định sẽ xem xét bộ hồ sơ chi tiết và tiếp cận các nguồn thông tin khác.

Bước 2: Thu thập các nguồn thông tin liên quan tới khoản vay

Bất cứ thông tin nào nêu trong hồ sơ xin vay vốn cán bộ thẩm định cũng cần xác thực, đồng thời các nguồn thông tin khác cũng cần phải được kiểm tra. Cán bộ thẩm định có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau kết hợp lại để đưa ra những nhận định về khách hàng một cách chính xác.

Thu thập thông tin từ việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: đi thăm khách hàng là một khâu quan trọng trong việc thẩm định cho vay, đây không chỉ là một phần trong quá trình ra quyết định ban đầu về việc có nên cho vay hay không mà còn là một phần của quá trình kiểm tra, kiểm soát liên tục. Khi tiếp xúc và trao đổi, cán bộ thẩm định có thể đưa ra được đánh giá về tính cách của người xin vay vốn vì kinh nghiệm cho thấy rằng có những vấn đề liên quan đến tính cách có thể bộc lộ sau những cuộc phỏng vấn ngắn. Việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng còn giúp cán bộ thẩm định thấy được tình hình thực tế của khách hàng có phù hợp với những kê khai trong hồ sơ hay không, những điểm nào hồ sơ chưa khớp với thực tế có thể yêu cầu khách hàng giải trình ngay.

Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn từ việc tìm hiểu các nguồn thông tin

liên quan như: thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín

dụng, tài chính thông qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN; thông tin từ các nhóm khách hàng liên quan; thông tin về ngành nghề khách hàng đang hoạt động...

Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ vay vốn

Thẩm định nội dung hồ sơ vay vốn bao gồm có: Thẩm định hồ sơ pháp lý

(Chi tiết xem tiểu mục 1.3.1.3).

Bước 4: Dự báo và kiểm soát rủi ro của khoản vay

Ngân hàng cấp vốn cho khách hàng sử dụng vào các hoạt động trong tương lai, trong khi tại thời điểm thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ thẩm định chỉ thẩm định được các thông tin trong quá khứ cũng như hiện tại của khách hàng mà không thể thẩm định được hoạt động trong tương lai. Do vậy trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định phải đưa ra được những dự báo về rủi ro cho khoản vay có thể xảy ra trong tương lai như khả năng nguồn trả nợ của khách hàng ổn định hay gián đoạn, khả năng khách hàng sử dụng tiền vay vào mục đích khác.. .Việc tiên đoán hay dự báo về các rủi ro có thể xảy ra phải đi kèm với các biện pháp để hạn chế các rủi ro đó. Với kiến thức, kinh nghiệm xử lý công việc, cán bộ thẩm định phải tự mình đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro để đảm bảo khoản vay được thu hồi ở mức cao nhất.

Bước 5: Quyết định cấp tín dụng

Sau khi thẩm định các vấn đề liên quan tới khoản vay, cán bộ thẩm định sẽ phải xây dựng một báo cáo thẩm định hay còn gọi là tờ trình thẩm định để thể hiện toàn bộ các vấn đề liên quan tới khoản vay cũng như các đề xuất cho vay để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa trên báo cáo thẩm định cùng các hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w