2.4. Đánh giá chất lượng thẩmđịnh tín dụng DNNVVtại VPBank
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
nghiệp, nhất là các DNNVV, mới thành lập hoặc quy mô còn bé. Từ đó, rủi ro trong khâu thẩm định tín dụng đối với DNNVV tăng lên nhiều và khó dự báo truớc.
Bên cạnh đó thì đơn vị chức năng có thẩm quyền luôn có nhiều thay đổi liên tục về chính sách về thuế, lãi suất, hạn ngạch xuất nhập khẩu,.. gây tác động xấu tới việc kinh doanh và kế hoạch về vốn, kế hoạch trả nợ của các doanh nghiệp,
Các văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ
Các văn bản pháp luật tác động nhiều vào quá trình hoạt động của DNNVV. Đồng thời, các văn bản pháp luật là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV. Trong khi các văn bản pháp luật vẫn chua đuợc thống nhất, cụ thể và chặt chẽ.
Có rất nhiều các văn bản vừa mới ban hành đã sửa đổi bổ sung, thay thế, từ đó làm cho các doanh nghiệp, CO và CGPD gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.
Đối với Ngân hàng, hệ thống văn bản cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều bất cập, không có sự thống nhất.
Hệ thống quản lý thông tin
Việc công khai dữ liệu của các doanh nghiệp ở nuớc ta vẫn chua hoàn thiện, nhất là đối với DNNVV (các doanh nghiệp này thuờng mới thành lập, quy mô vốn ít, không giao dịch trên sàn chứng khoán) nên các thông tin công khai là rất ít. Khi nguồn thông tin của khách hàng không đuợc quản lý chặt chẽ sẽ có thể khiến cho NHTM không đủ căn cứ để đua ra quyết định đúng đắn và chính xác trong việc đồng ý cho vay, hoặc không cho vay, từ đó gia tăng rủi ro cho khoản vay đuợc cấp.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
về phía VPBank
Thứ nhất, quy trình không được sửa chữa, hoàn thiện
về quy trình thẩm định tín dụng sử dụng hệ thống mới còn rất nhiều các khuyết điểm không sửa chữa đuợc luôn do phần mềm mua bản quyền nuớc ngoài nên việc sửa chữa tốn nhiều chi phí.
64
về thời gian cam kết xử lý tín dụng được giao cho các CO và CGPD cũng giống như KPI mà các cán bộ bán hàng cần hoàn thành, con số này thường cao ngất và vượt khả năng của người thực hiện.
Thứ ba, chính sách và định hướng tín dụng
Nguyên nhân của tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh chủ yếu đến từ định hướng và chính sách tín dụng nới lỏng của VPBank, quy định cho vay “đục lỗ theo sản phẩm” khiến cho có những doanh nghiệp không được xét vay tại các Ngân hàng khác nhưng về VPBank vẫn được cấp tín dụng. Cùng với đó là tăng trưởng tín dụng nóng, tập trung vào phân khúc rủi ro như: Khách hàng cá nhân, khách hàng DNNVV, công tác hậu kiểm còn hạn chế, việc thu hồi nợ chưa thực hiện triệt để và hiệu quả.
Thứ tư, nguồn thông tin hỗ trợ công tác thẩm định có giá trị thấp
VPBank vẫn chưa có phần mềm hệ thống để lưu trữ các dữ liệu hay các trang thông tin chính thống cần thiết phục vụ cho khâu thẩm định tín dụng, từ đó làm cơ
sở cho
việc cho vay, do vậy nhiều trường hợp khách hàng cố ý che giấu thông tin hoặc cung cấp
thông tin sai lệch, các cán bộ thẩm định không có nguồn cơ sở để đối chiếu.
Nhiều trường hợp các cán bộ thẩm định không chủ động tìm kiếm và thu thập bổ sung dữ liệu để làm sáng tỏ các nội dung liên quan tới doanh nghiệp, từ đó không đánh giá chính xác năng lực hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ kho hàng của khách hàng đi thuê ở bên thứ 3 là cá nhân nhưng không kiểm tra xem mối quan hệ bên cho thuê với đối tác vay vốn, địa chỉ kho hàng có đúng hay không?).
Cán bộ thẩm định khi tiếp xúc với khách hàng không đi vào vấn đề chính là khai thác thông tin mà trao đổi dài dòng các vấn đề ngoài luồng. Nhiều cán bộ thẩm định không chịu khó tra cứu, tìm hiểu để thu thập các thông tin liên quan tới khoản vay từ các nguồn thông tin đại chúng. Phân tích các vấn đề mà không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không có cơ sở, thiếu thuyết phục.
Thứ năm, trình độ cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng DNNVV còn hạn chế
kĩ năng giao tiếp, đàm phán cũng bị hạn chế đối với các cán bộ trẻ: khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ thẩm định trẻ thường dè dặt hoặc không biết cách khai thác thông tin. Ngoài ra, lực lượng cán bộ thẩm định trẻ tuổi cũng bị hạn chế về kiến thức xã hội đặc biệt là kiến thức về ngành liên quan tới ngành nghề kinh doanh chính và mục đích vay vốn của khách hàng.
Đội ngũ chuyên gia phê duyệt đôi khi được bổ nhiệm từ những cán bộ thẩm định lâu năm, có những chuyên gia sẽ máy móc và không linh hoạt, hạn chế về kiến thức thực tế khiến cho đưa ra những quyết định không đủ cơ sở.
Nhiều CO và CGPD thể hiện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp yếu kém: thông đồng với doanh nghiệp để làm sai lệch thông tin hoặc phân tích các nội dung thẩm định theo hướng có lợi cho khách hàng để che dấu các thông tin thực tại của khách hàng để giúp đỡ khách hàng được cấp phê duyệt đồng ý cho vay và hưởng lợi từ khách hàng.
Thứ sáu, mặt bằng lương, thưởng và chế độ đãi ngộ của VPBank ở mức thấp
Mặt bằng lương thưởng của VPBank so với áp lực công việc từ số lượng hồ sơ
quá lớn không đủ để thu hút các cán bộ có chuyên môn cao, nhiều cán bộ tuổi đời còn
rất trẻ, kinh nghiệm chưa tích lũy được nhiều, chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, không chịu trau dồi thêm nhiều mảng kiến thức phục vụ cho công việc của mình dẫn đến thời gian thẩm định thì kéo dài mà chất lượng thẩm định còn chưa cao.
Thứ bảy, áp lực KPI
Do các bộ phận quản lý khách hàng chịu áp lực chỉ tiêu KPI, nên việc chuẩn bị và thu thập hồ sơ chưa được kỹ càng, cùng với đó là luôn có sự ỷ lại, cho rằng lấy được từ khách hàng hồ sơ nào thì cứ đưa bộ phận thẩm định xem và phản hồi sau đó xin khách hàng bổ sung một thể, dẫn đến việc một hồ sơ thiếu rất nhiều các loại chứng từ cơ bản, mất thời gian thẩm định.
Thứ tám, nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tín dụng đối với DNNVV chưa cao
66
vay vốn, dẫn tới những thiếu sót, nhầm lẫn cơ bản không đáng có. Thậm chí nhiều truờng hợp, do không đề cao vai trò của công tác thẩm định nên thẩm định sơ sài, qua loa dẫn tới đua ra những nhận định thiếu cơ sở, dẫn đến việc duyệt không chuẩn xác hồ sơ, gây ra rủi ro cho VPBank. Việc chấm điểm XHTD, có nhiều đơn vị chua chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy định về xếp hạng tín dụng, hoặc thực hiện xếp hạng một cách hình thức. Các cấp lãnh đạo kiểm soát/chuyên gia phê duyệt tờ trình không xem xét kỹ, để lọt nhiều tờ trình có nội dung sai lệch, thiếu thông tin.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả khái quát sơ qua về các mốc lịch sử và phát triển của VPBank kèm theo đó là sơ đồ cơ cấu tổ chức. Nội dung chính của chương 2 là tìm hiểu thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại VPBank, các kết quả thu được đáng ghi nhận, các mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó, từ đó làm căn cứ để đưa ra các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.
68
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG