Nội dung thẩmđịnh tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

1.3. Thẩmđịnh tín dụng khách hàng DNNVV trong Ngân hàng thương mại

1.3.5. Nội dung thẩmđịnh tín dụng

(1) Thẩm định hồ sơ pháp lý

Mục đích của nội dung này là đánh giá năng lực dân sự của khách hàng, xem xét việc thành lập doanh nghiệp có đúng quy định của pháp luật hay không. Ngành nghề kinh doanh của khách hàng là ngành nghề thông thường hay ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu có cần các chứng từ liên quan nào.

Đánh giá về chủ doanh nghiệp: tư cách đạo đức, định hướng kinh doanh, uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động.

Sau đó, quy chiếu với các quy định của từng ngân hàng để đánh giá khách hàng có đủ thời gian, điều kiện kinh doanh để vay vốn không.

29

định sẽ tiến hành thẩm định và phân tích về tư cách và lý lịch khách hàng: xác nhận, xác thực khách hàng vay vốn bằng việc tiếp xúc, đối chiếu trực tiếp giữa hồ sơ cung cấp với thực tế. Thực hiện kiểm tra các yếu tố trên hồ sơ để bảo đảm tính đồng nhất tránh trường hợp làm giả, sửa chữa hồ sơ.

(2) Thẩm định hồ sơ tài chính

Khi thẩm định hồ sơ tài chính, ngân hàng sẽ phân tích nhiều yếu tố liên quan tới năng lực tài chính của khách hàng như tình hình tài chính hiện tại và dự báo tốc độ phát triển của khách hàng trong tương lai để đưa ra kết luận về tình hình tài chính của khách hàng. Một số chứng từ ngân hàng căn cứ để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng: Báo cáo tài chính, tờ khai thuế, báo cáo phải thu, phải trả, hàng tồn kho hoặc kèm theo sổ sách kế toán liên quan khác.

Các cán bộ thẩm định sẽ thẩm định về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cung cấp có phù hợp với tình hình thị trường hay không, quy mô sản xuất và khả năng tiêu thụ hàng hóa ra sao, mức độ cạnh tranh trên thị trường, từ đó dự báo khả năng sinh tồn và sự phát triển của doanh nghiệp.

Thẩm định hồ sơ tài chính giúp Ngân hàng có những căn cứ để tính toán các số liệu về: khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, khả năng hoàn trả lãi vay Ngân hàng, các số liệu về vòng quay khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho, chu kỳ kinh doanh,... từ đó tính toán được thời gian cho vay cho hợp lý, đồng thời cũng khiến cho ngân hàng có niềm tin vào việc hoàn trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Ngoài việc phân tích các chỉ số tài chính, các cán bộ thẩm định phải phân tích so sánh xu hướng của các chỉ số biến động tăng hay giảm như thế nào, so sánh với chỉ số ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động và phân tích cơ cấu. Đồng thời phải xác định được doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hay sản xuất, xây dựng để có những đánh giá, nhận định phù hợp với ngành nghề khách hàng đang hoạt động.

(3) Thẩm định phương án vay vốn

Ngân hàng thẩm định phương án vay vốn nhằm mục đích đánh giá mục đích vay vốn và dự báo khả năng trả nợ của khách hàng. Phương án vay vốn là bản kế hoạch

sử dụng vốn và kế hoạch kinh doanh hoặc đầu tư lập cho kỳ kế hoạch và được thực hiện trong tương lai, do vậy đánh giá một phương án vay vốn có tính khả thi hay không

là điều thiết yếu để có thể dự trù về mức độ hoàn trả nợ của khách hàng.

Cán bộ thẩm định cần xem xét mục đích sử dụng vốn của khách hàng có phù hợp với các qui định của ngân hàng hay không và có tuân thủ đúng các qui định của pháp luật hay không. Mục đích vay vốn phải rõ ràng, phù hợp với khả năng cũng như ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Cán bộ thẩm định tín dụng của ngân hàng, bằng các kiến thức tài chính, kinh tế và sự am hiểu ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh của khách hàng để đưa ra những nhận xét về tính khả thi tức là khách hàng có khả năng thực hiện được phương án vay vốn trong tương lai hay không bằng các chính năng lực của khách hàng và các yếu tố ngoại sinh tác động. Ngoài ra còn phải đánh giá được xem phương án vay vốn của khách hàng có hiệu quả không vì liên quan trực tiếp tới việc khách hàng có nguồn thu để trả nợ khi tới hạn khoản vay không.

(4) Thẩm định tài sản bảo đảm (TSĐB)

Khi ngân hàng thực hiện cho vay đối với khách hàng đã tính toán trong trường hợp xấu nhất khách hàng không trả được nợ, điều đó yêu cầu khách hàng phải đưa tài sản vào để đảm bảo cho khoản vay của mình.

Việc thẩm định liên quan đến tài sản bảo đảm khoản vay phải xem xét các yếu tố liên quan tới TSĐB có thỏa mãn các qui định của pháp luật nói chung và quy định của ngân hàng nói riêng hay không. Nếu việc thẩm định chính xác TSĐB thỏa mãn các qui định thì khả năng thu hồi khoản vay được tăng lên và ngược lại nếu việc thẩm định các yếu tố liên quan tới TSĐB không đúng thì tài sản bảo đảm không có tác dụng trong lúc phải thu hồi nợ.

1.4. Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng DNNVV

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w