Hoàn thiện quy trình, hệ thống chuyên biệt cho công tác thẩmđịnh tín

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

dụng đối với khách hàng DNNVV

VPBank đã mạnh tay đầu tư hệ thống CLOS, hệ thống chuyên biệt để xử lý hồ sơ tín dụng đối với DNNVV, tuy nhiên còn một số hạn chế phát sinh sau khi sử dụng cần được sửa chữa. Cần thành lập một tổ dự án để thực hiện một số chức năng sau:

+ Thực hiện giải đáp các thắc mắc, các lỗi hay gặp trong quá trình vận hành phần mềm.

+ Làm đầu mối để tiếp nhận các đóng góp cải tiến quy trình đến từ các cá nhân, bộ phận.

+ Lên kế hoạch đào tạo và ban hành hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng phần mềm CLOS.

+ Sau khi đánh giá xem xét các ý kiến thì thực hiện làm đề xuất lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt kinh phí cần thiết để sửa chữa các hạn chế của hệ thống.

Ngoài ra, cần xây dựng một quy trình thẩm định phù hợp với hệ thống mới, giúp các CO và CGPD thuận lợi trong việc tác nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Vì dụ, đối với DNNVV, có rất nhiều các doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ các điều kiện về thời gian, BCTC,.. cần có các quy định cụ thể và rõ

10

ràng về các yêu cầu đối với đối tuợng này. Đồng thời phải luôn cập nhật và so sánh với quy trình của các NHTM trong nuớc và trên thế giới với hình thức tuơng tự, chú ý tới sự thay đổi về tình hình kinh tế để có những vận dụng và điều chỉnh kịp thời.

3.2.2. Giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu

Thứ nhất, ngay từ khi tiếp xúc và thu thập hồ sơ của doanh nghiệp phải chú ý tới việc giảm thiểu rủi ro. Việc tiến hành kiểm tra và rà soát bộ chứng từ đi vay của doanh nghiệp phải đuợc thực hiện từ khâu cán bộ bán hàng, đến khâu thẩm định tín dụng phải chặt chẽ và giám sát sau vay phải đem lại sự hiệu quả.

Khi khách hàng đang vay vốn tại VPBank, cán bộ phải chú ý tới lịch trả nợ của từng khách hàng mình quản lý, thuờng xuyên nhắc nợ truớc ngày trả nợ gốc lãi theo quy định truớc 3-5 ngày để khách hàng chuẩn bị nguồn vốn kịp thời . Trong truờn hợp doanh nghiệp vay bị nợ quá hạn, cán bộ quản lý khách hàng cần làm rõ lý do quá hạn, kiểm tra lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có biến động gì bất thuờng không và từ đó đánh giá mức độ hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp, sau đó xây dựng các kế hoạch dự phòng nhu cơ cấu lại khoản vay, thu hồi nợ truớc hạn để khoản nợ đó không bị nhảy nhóm.

Thứ hai, định huớng lại chiến luợc và phân khúc khai thác khách hàng. Giảm thiểu việc cấp tín dụng đối với các đối tuợng rủi ro cao nhu các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có tỷ lệ vốn tự có quá thấp, doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề rủi ro cao,..Đồng thời, thắt chặt các điều kiện cho vay để sàng lọc một phần các đồi tuợng khách hàng hoạt động yếu kém, không đủ căn cứ và năng lực tài chính để quyết định cho vay.

Thứ ba, trong truờng hợp các khoản nợ bị quá hạn hoặc chuyển sang nhóm nợ xấu. Cần điều tra, xem xét lại toàn bộ quy trình xem sơ hở, sai sót tại buớc nào, xem xét năng lực tài chính và mục đích sử dụng vốn có đúng theo đề xuất ban đầu? Sau đó có những giải pháp cụ thể.

Trong truờng hợp khả năng thu hồi vốn là rất ít, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thông qua việc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w