2.2.1. Bộ máy và thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại VPBank
❖ Bộ máy phê duyệt cho vay
VPBank hiện nay đang áp dụng quy trình thẩm định tín dụng tập trung tại một đơn vị độc lập thuộc hội sở, không áp dụng theo phân quyền, giao thẩm quyền cho chi nhánh. Đây là mô hình phê duyệt đang được áp dụng rộng rãi ở các Ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều các Ngân hàng thực hiện triển khai theo mô hình này, VPBank là một trong số ít các Ngân hàng triển khai triệt để mô hình thẩm định tín dụng tập trung.
Tại VPBank, theo mô hình phê duyệt tập trung này có Trung tâm thẩm định tín dụng tập trung (CPC) thuộc Khối Vận hành. Trung tâm này thực hiện mọi hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng DNNVV. Theo cơ cấu tổ chức, trung tâm CPC bao gồm 4 phòng ban:
Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân tín chấp; Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân thế chấp; Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng doanh nghiệp và Phòng thực địa.
Đối với phòng thẩm định tín dụng doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện thẩm định đối với Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.2.2. Phương pháp thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV tạiVPBank VPBank
❖ Phương pháp chấm điểm khách hàng
VPBank hiện đang áp dụng phần mềm chấm điểm khách hàng RRT về chấm điểm khách hàng doanh nghiệp (QCA). Mỗi mô hình sẽ bao gồm các câu hỏi định
mỗi khách hàng sẽ tương ứng có một số điểm nhất định. Thang điểm rủi ro được VPBank được quy đổi từ 1.1 đến 8.1, tùy thuộc vào từng sản phẩm mà sẽ quy định từng mức cut off theo xếp loại tín dụng. Nếu quá khoảng rủi ro được chấp nhận này, khách hàng sẽ bị từ chối cho vay hoặc xin xét duyệt đặc biệt. Đối với các khoản cho vay tín chấp, thang điểm chấp điểm xếp hạng tín dụng được chấp nhận từ 1.1 - 6.1
❖Phương pháp thẩm định
VPBank đang áp dụng phương pháp thẩm định tổng hợp dựa trên cả thông tin định tính và định lượng của khách hàng để thẩm định từng nội dung liên quan tới hồ sơ vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, mỗi cán bộ thẩm định sẽ dựa vào các kinh nghiệm tích lũy được cũng như trình độ, kĩ năng thẩm định để áp dụng vào thẩm định thực tế hồ sơ vay vốn của khách hàng.
2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng DNNVV tại VPBank
2.3.1.. Qui trình và nội dung thẩm định tín dụng DNNVVtại VPBank
Để đảm bảo cho quá trình thẩm định tín dụng được diễn ra tuần tự theo từng bước và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân cũng như phòng, ban. Sau nhiều lần sửa đổi để phù hợp với cơ cấu tổ chức, chính sách tín dụng.. .VPBank đã xây dựng một qui trình thẩm định tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chung cho toàn bộ các đơn vị kinh doanh trong hệ thống và được khái quát theo sơ đồ dưới đây:
48
Hình 3: Qui trình thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại VPBank
Nguồn: Tác giả
Các bước trong qui trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV được thể hiện cụ thể ở các bước trên hệ thống chuyên biệt CLOS. Để tìm hiểu kỹ hơn về từng bước trong quy trình, tác giả xin trình bày tại Phụ lục 01 của bài luận văn này.
Từ năm 2017, VPBank đã ban hành quy trình thẩm định tín dụng áp dụng trên hệ thống CLOS dành cho khách hàng DNNVV của ngân hàng. Tuy nhiên,
ĩ Mini Auto Loan SME (Vay mua ô tô siêu tốc)trong quy trình thẩm định tín dụng hiện nay của VPBank còn một số hạn chế như03 giờ sau
Tại bước đầu tiên (bước 1) khi phân bổ hồ sơ trên hệ thống CLOS, không có email thông báo tới CO về mã hồ sơ, loại sản phẩm, điều này dẫn đến trường hợp các CO không để ý trong hệ thống sẽ không biết có hồ sơ để thẩm định kịp thời các hồ sơ cần giải quyết trong thời gian ngắn.
Tại bước chấm điểm tín dụng: Hệ thống có bước chấm điểm này nhưng lại không liên kết để thực hiện được mà phải sử dụng một phần mềm khác (RRT) để chấm điểm thủ công. Các cán bộ thẩm định phải thực hiện chấm điểm thủ công, một lần nữa phải kiểm tra nhập liệu BCTC, các thông tin về doanh nghiệp và trả lời các câu hỏi định tính định lượng do phòng QTRR đề ra. Từ đó, công việc sẽ bị chồng chéo trùng lặp lẫn nhau, gây mất thời gian thẩm định, và có thể dẫn đến sai sót trong trường hợp BCTC và thông tin trên phần mềm RRT khác biệt so với trên hệ thống CLOS mà các cán bộ thẩm định không phát hiện ra. Dẫn đến chấm điểm sai lệch và quyết định cho vay không chính xác.
Tại bước thẩm định điện thoại: Chưa có hướng dẫn cụ thể được áp dụng để thẩm định điện thoại đối với khách hàng DNNVV, các cán bộ thẩm định vẫn đang thực hiện theo bản năng và kinh nghiệm. Đôi khi, cuộc thẩm định kéo dài nhưng không trọng tâm, không khai thác được đúng các nội dung cần làm rõ. Dẫn đến việc thông tin có khả năng không chính xác, không thuyết phục để làm căn cứ cho vay.
Tại bước thực địa: Khi các cán bộ thực địa đến và kiểm tra cơ sở sản xuất, nhà xưởng của khách hàng, không quy định người đón tiếp và trực tiếp trao đổi. Vì vậy, có những trường hợp người tiếp bộ phận thực địa là một nhân viên không nắm rõ các vấn đề về doanh nghiệp, khi được hỏi thì không trả lời được các nội dung, hoặc từ chối đưa cho Ngân hàng các hồ sơ theo yêu cầu. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin cung cấp.
Bước thẩm định tổng hợp: Bước này cho phép CO có quyền phê duyệt hồ sơ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định do có thể xảy ra sai sót trong quá trình thẩm định nhưng không có cấp thẩm quyền thứ hai để xem xét lại, hoặc có những trường hợp cán bộ thẩm định vi phạm đạo đức nghề nghiệp ăn tiền hối lộ để cố ý phê duyệt khoản vay không đủ điều kiện.
Ngoài ra, trong quy trình thẩm định tín dụng của VPBank là chưa phân chia rõ nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng, ban liên quan tới quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn
dẫn tới một số cán bộ tắc trách trong khi giải quyết hồ sơ vay hoặc các phòng, ban còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và mất nhiều thời gian trong thẩm định.