Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định tƣơng đối đầy đủ về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm trong các trƣờng hợp khác nhau:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; hoặc chƣa đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhƣng bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trƣớc thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật; Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải đƣợc xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; Các trƣờng hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định [4].
Nhƣ vậy, pháp luật quy định tƣơng đối cụ thể về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, đây cũng đƣợc xem là thời điểm để bên nhận bảo đảm thực hiện khả năng pháp lý của mình thơng qua quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận trƣớc đó. Điều này đƣợc hiểu rằng, quyền xử lý tài sản bảo đảm mặc dù đƣợc thiết lập trƣớc đó nhƣng chỉ phát sinh quyền cho bên nhận tài sản khi phát sinh nghĩa vụ cam kết khơng thực hiện, hay nói cách khác bên nhận bảo đảm chỉ có thể thực hiện quyền này trên thực tế khi phát sinh các căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ đƣợc đặt ra khi phát sinh những điều kiện nhất định. Cụ thể là:
Theo quy định của pháp luật (nếu các bên khơng có thỏa thuận hoặc khơng có thỏa thuận khác) thì quyền xử lý tài sản bảo đảm đƣợc bảo đảm mà
bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trƣớc thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật: TCTD có thể xử lý tài sản bảo đảm trƣớc hạn trong trƣờng hợp khách hàng thực hiện không đúng nghĩa vụ, khách hàng là doanh nghiệp bị giải thể trƣớc hạn hoặc chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa nếu các bên khơng có thỏa thuận khác hoặc bị phát hiện việc cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm điều kiện sử dụng vốn và các cam kết khác tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Ngồi ra, các bên có thể thỏa thuận về các trƣờng hợp khác mà quyền xử lý tài sản có hiệu lực trên thực tế hoặc thỏa thuận về các điều kiện chi tiết hơn.