Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 50 - 52)

Trên cơ sở các quy định của BLDS, Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã quy định cho Bên bảo đảm các quyền nhất định khi thực hiện việc thế chấp/cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Ngay cả khi Bên bảo đảm không thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, pháp luật vẫn ƣu tiên một số quyền nhất định cho họ với tƣ cách là bên có tài sản bảo đảm, cụ thể:

- Quyền thỏa thuận với Bên nhận bảo đảm về phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm: Đây là quyền của Bên bảo đảm xuyên suốt quá trình đàm phán để xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó Bên bảo đảm có quyền lựa chọn các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật nhƣ: Lựa chọn phƣơng thức tự bán tài sản bảo đảm hay phối hợp với TCTD để bán tài sản bảo đảm;

Lựa chọn phƣơng thức thanh toán bằng tiền để thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ (trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ không đồng thời là bên bảo đảm).

Trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, Bên bảo đảm có quyền thỏa thuận với bên nhận bảo đảm về xác định giá trị của tài sản bảo đảm cần xử lý. Đây là quyền rất quan trọng để Bên bảo đảm giúp họ có thể đàm phán, thỏa thuận về giá trị của tài sản bảo đảm cần phải xử lý. Tuy vậy, không tránh khỏi nhiều trƣờng hợp giữa Bên bảo đảm và Bên nhận bảo đảm không thống nhất đƣợc với nhau về giá trị cần xử lý. Trong trƣờng hợp này thông thƣờng các bên thƣờng lựa chọn một tổ chức trung gian để thực hiện việc thẩm định giá trị tài sản hoặc lựa chọn trung tâm bán đấu giá nếu tài sản buộc phải xử lý qua Trung tâm bán đấu giá

- Ngoài ra, Bên bảo đảm phải có nghĩa vụ bàn giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm). Trên thực tế xử lý tài sản bảo đảm nghĩa là các bên đã khơng cịn giải pháp nào khả thi hơn nên dẫn tới việc phải xử lý tài sản. Trong nhiều trƣờng hợp, Bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản cho Bên nhận bảo đảm, thậm chí ngay cả trong trƣờng hợp tài sản đã đƣợc bán đấu giá thành công nhƣng chủ sở hữu tài sản lại thay đổi quyết định không đồng ý chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho ngƣời mua nên cũng rất khó để có thể thực hiện đƣợc việc xử lý tài sản.

Trƣớc thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, nếu Bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Bên nhận bảo đảm và thanh tốn tồn bộ các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó.

Cuối cùng, việc xử lý tài sản bảo đảm, dù thực hiện theo phƣơng thức tự thỏa thuận hay qua biện pháp cƣỡng chế thi hành án thì chi phí phát sinh từ việc xử lý tài sản phát sinh do Bên bảo đảm chịu (trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)