- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank
2.1.2.4. Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thời điểm, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm
tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm
Về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm:
Nghị định 163/2006/NĐ-CP và quy định 1936 của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đều quy định rõ ràng về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; hoặc chƣa đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhƣng bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trƣớc thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật; Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải đƣợc xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; Các trƣờng hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Trong thực tế áp dụng tại Vietinbank Đống Đa, khi khách hàng vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng chƣa tiến hành xử lý tài sản bảo đảm ngay mà thƣờng mời khách hàng đến làm việc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của khách hàng và ấn định cho khách hàng một thời gian nhất định để thu xếp các nguồn thanh toán cho ngân hàng. Trƣờng hợp khách hàng khơng có khả năng thực hiện hoặc không đƣa ra phƣơng án trả nợ khả thi ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Thậm chí có nhiều trƣờng hợp do tin vào các thông tin khách hàng cung cấp, hứa sẽ thực hiện mà Ngân hàng để cho khách hàng kéo dài thời gian xử lý tài sản đến hàng năm. Đây cũng là lý do mà trong nhiều năm qua những khoản nợ xử lý rủi ro của ngân hàng bị chậm trễ trong việc thu hồi.
Về trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm:
Khi xử lý tài sản bảo đảm Vietinbank Đống Đa đã áp dụng đúng các quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ Ngân hàng công thƣơng Việt Nam trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể là:
- Về thủ tục thông báo, thời hạn thông báo: Trƣớc khi tiến hành xử lý tài sản, Vietinbank Đống Đa thƣờng làm việc trực tiếp, trao đổi với bên có tài sản bảo đảm cần xử lý những nội dung chủ yếu liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm nhƣ: thời gian dự kiến sẽ xử lý tài sản bảo đảm, thỏa thuận về phƣơng thức xử lý (trong đó ƣu tiên cho bên có tài sản bảo đảm tự xử lý tài sản để thanh tốn nợ), giá trị ƣớc tính của tài sản khi xử lý (thông thƣờng đối với tài sản là bất động sản, để có cơ sở xác định giá trị, Vietinbank Đống Đa thƣờng thuê một Công ty thẩm định giá trung gian xác định giá trị của tài sản, đây là cơ sở để xác định giá khởi điểm. Đối với các tài sản là động sản thì giá khởi điểm căn cứ vào loại tài sản, giá trị sử dụng còn lại hoặc giá do các bên chào giá). Sau khi bán tài sản thành cơng thì cách thức các bên tiến hành thanh toán nợ gốc, lãi... Trƣờng hợp bên bảo đảm không thống nhất đƣợc với ngân hàng trong việc bàn giao tài sản, Vietinbank Đống Đa tiến hành thủ tục
thông báo, đăng ký thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
- Về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm: Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: "Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho ngƣời xử lý tài sản theo thơng báo của ngƣời này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì ngƣời xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm đó" [4], đồng thời:
Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi cơng cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì ngƣời xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo cho ngƣời xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm [4].
Trong thực tế áp dụng luật, việc thu giữ tài sản để xử lý không phải là điều đơn giản. Đơn cử nhƣ các máy móc thiết bị cơng trình, đây là các tài sản bảo đảm của các Công ty xây dựng để vay vốn ngân hàng. Mặc dù đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ nhƣng Vietinbank Đống Đa không thể thực hiện đƣợc thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm, bởi lẽ các tài sản đảm bảo này đƣợc các Công ty xây dựng đƣa vào sử dụng khắp các cơng trình trong cả nƣớc, ngân hàng khơng biết tài sản nằm ở chỗ nào để tiến hành thu giữ. Chƣa kể đến nhiều tài sản bảo đảm đƣợc mang ra ngoài lãnh thổ Việt Nam để thi công. Do vậy việc xác định tài sản bảo đảm nằm ở đâu, xử lý thu nợ nhƣ thế nào lại không phải điều đơn giản.
- Về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm: Vietinbank Đống Đa đã thực hiện đúng theo quy định tại Điều 62 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
Tài sản bảo đảm đƣợc xử lý trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu khơng có thỏa thuận thì ngƣời xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhƣng không đƣợc trƣớc bảy ngày đối với động sản hoặc mƣời lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trƣờng hợp đối với các tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị [4].