Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại tài sản bảo đảm, nghĩa vụ đƣợc bảo đảm mà bên có quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác nhau. Tuy vậy, để tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, các bên bắt buộc phải thực hiện một số trình tự, thủ tục xử lý tài sản. Cụ thể là:
- Thủ tục thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý: bao gồm thông
báo về lý do xử lý, loại tài sản, phƣơng thức bán tài sản bảo đảm; Giá trị, nghĩa vụ, thời gian và địa điểm chuyển giao tài sản... Đối với tài sản bảo đảm để đảm bảo cho một nghĩa vụ thì bên bảo đảm chỉ việc thơng báo cho chủ sở hữu tài sản biết về việc sẽ thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trƣờng hợp một tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì trƣớc khi tiến hành xử lý tài sản, ngƣời xử lý tài sản bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho các bên cùng nhận tài sản khác biết về việc xử lý tài sản bảo đảm. Điều 61 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ghi nhận:
Trƣớc khi xử lý tài sản bảo đảm, ngƣời xử lý phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận
bảo đảm khác theo địa chỉ đƣợc lƣu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị giảm giá trị hoặc sút giá trị, quyền địi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì ngƣời xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó… [4].
Đối với trƣờng hợp xử lý tài sản bảo đảm mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm, thủ tục thơng báo nhiều khi ảnh hƣởng đến q trình xử lý tài sản bảo đảm nếu một trong các bên nhận bảo đảm chuyển trụ sở làm việc hoặc địa chỉ trụ sở làm việc thay đổi so với địa chỉ đƣợc lƣu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, khoản 1 Điều 61 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi lại cho phù hợp hơn với thực tế, cụ thể:
Trƣớc khi xử lý tài sản bảo đảm, ngƣời xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ đƣợc bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm [7].
- Thủ tục đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm: Đây là một thủ tục hết sức quan
trọng và cần thiết trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Sau khi thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm biết về việc sẽ tiến hành xử lý tài sản thì các TCTD bắt buộc phải tiến hành thủ tục thông báo công khai về việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc thông báo công khai này đƣợc thực hiện theo quy định về việc đăng ký giao dịch bảo đảm, tuy nhiên đối với trƣờng hợp tài sản bảo đảm là các tài sản có nguy cơ bị giảm sút giá trị, quyền địi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì ngƣời xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, nhƣng phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác biết về việc xử lý tài sản bảo đảm này.
- Thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm: Điều 63 Nghị định số
163/2006/NĐ-CP quy định: "Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho ngƣời xử lý tài sản theo thông báo của ngƣời này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm khơng giao tài sản thì ngƣời xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm đó" [4]. Trên thực tế việc thu giữ tài sản khơng phải là việc đơn giản, vì khi thế chấp, cầm cố, để đảm bảo thuận tiện cho việc vay vốn, các chủ thể vay đều tỏ thái độ hết sức thiện chí với Ngân hàng trong việc cung cấp hồ sơ, cam kết sẽ thanh toán nợ đúng hạn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thậm chí cam kết giao tài sản vô điều kiện và sẵn sàng hợp tác với Ngân hàng trong trƣờng hợp khơng thanh tốn đƣợc nợ. Nhƣng trên thực tế khi không trả đƣợc nợ, các con nợ thƣờng cố tình chây ỳ, cản trở, thậm chí chống đối hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nhằm cản trở việc xử lý tài sản của ngân hàng bằng mọi giá. Khoản 5 điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định:
Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi cơng cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì ngƣời xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo cho ngƣời xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm [4].
- Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm: Điều 62 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
quy định:
Tài sản bảo đảm đƣợc xử lý trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu khơng có thỏa thuận thì ngƣời xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhƣng không đƣợc trƣớc bảy ngày đối với động sản hoặc mƣời lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày
thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trƣờng hợp đối với các tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị [4]. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về việc khai thác tài sản trong thời gian chƣa xử lý, xử lý tài sản của doanh nghiệp tổ chức lại, xử lý tài sản trong trƣờng hợp bên bảo đảm chết, vắng mặt tại nơi cƣ trú. Trong tất cả các trƣờng hợp này, TCTD đều đƣợc chủ động thực hiện quyền yêu cầu giao tài sản và chủ động thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiềm vay. Pháp luật cũng quy định chi tiết trong việc xử lý từng loại tài sản bảo đảm cụ thể:
Đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ: Bên nhận bảo đảm có quyền
yêu cầu ngƣời thứ ba là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho ngƣời đƣợc ủy quyền. Trong trƣờng hợp này nếu ngƣời có nghĩa vụ trả nợ u cầu thì ngƣời nhận bảo đảm phải chứng minh quyền đƣợc địi nợ của mình;
Đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm thì
đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm. Trong trƣờng hợp này, bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục đƣợc pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn đƣợc thực hiện nhƣ quy định đối với tài sản bảo đảm là động sản.
Đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
trong trƣờng hợp các bên khơng có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý tài sản thì tài sản đƣợc bán đấu giá. Trong trƣờng hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà khơng thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, ngƣời mua, ngƣời nhận chính tài sản gắn liền với đất đó đƣợc tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua, ngƣời nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
Sau khi thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm và chuyển nhƣợng quyền sở hữu, quyền sử dụng cho bên mua, TCTD tiến hành thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm và xóa đăng ký xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm. Pháp luật quy định, khi TCTD nhận cầm cố, thế chấp các tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc nhận cầm cố mà không giữ tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký xử lý tài sản bảo đảm và xóa đăng ký giao dịch bảo đảm khi xử lý xong tài sản bảo đảm. Đối với các trƣờng hợp này nếu khơng thực hiện việc đăng ký thì có thể bị Tịa án tun bố vô hiệu hợp đồng. Thực tế, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm mới đƣợc thành lập và hoạt động chủ yếu ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tại Đà nẵng và một vài thành phố lớn khác, mạng lƣới hoạt động chƣa bao phủ cả nƣớc, điều này đã gây trở ngại lớn cho các TCTD và khách hàng khi thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký xử lý tài sản bảo đảm và xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.